Sùi mào gà là căn bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm và có tính lây lan cao, tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người nhưng nếu không được hỗ trợ điều trị đúng cách thì những biến chứng của nó sẽ là nỗi ám ảnh đáng sợ đối với sức khỏe người bệnh mắc phải.

Hiểu được đúng tình trạng bệnh là bước đầu tiên quan trọng nhất trong việc hỗ trợ điều trị bệnh sùi mào gà. Thế nhưng, xét nghiệm sùi mào gà như thế nào và ở bệnh viện nào phù hợp là thắc mắc chung của nhiều người bệnh hiện nay. Cùng phòng khám đa khoa thế giới tìm hiểu về phương pháp xét nghiệm sùi mào gà ở nam hiệu quả
Chẩn đoán bệnh sùi mào gà

Bệnh sùi mào gà chủ yếu lây truyền qua con đường quan hệ tình dục không an toàn. So với những căn bệnh xã hội khác thì sùi mào gà có phần nguy hiểm hơn vì bệnh rất khó điều trị và nguy cơ tái phát trở lại cao do vi rút HPV (Human papilloma virus) có thể tồn tại suốt đời trong cơ thể con người. Chính vì thế chỉ đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn người bệnh mới bắt đầu đi khám thì khả năng điều trị khỏi là rất thấp. Bệnh sùi mào gà nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng như ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật. Đối với những phụ nữ đang mang thai mắc phải bệnh này thì sẽ để lại di chứng cho đứa con sau khi sinh ra hoặc có hiện tượng sinh non, khó sinh. Các bác sĩ khuyến cáo đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, hiện nay chưa có thuốc đặc trị nên mọi người cần phải hết sức lưu ý khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường thì hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để làm xét nghiệm để biết chính xác mình có mắc bệnh sùi mào gà hay không?

Sùi mào gà thường có thời gian ủ bệnh từ 3-9 tuần, ban đầu là những nốt sùi màu hồng nhạt mọc ở khắp vùng da và niêm mạc. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn thì những nốt u nhú cũng lan rộng ra mọc thành từng chùm hoặc từng mảng như lá gai, có hình hoa mào gà hoặc súp lơ. Các nốt sùi ban đầu sẽ có màu hồng nhạt nhưng về sau chúng chuyển thành màu nâu, nhưng không gây ngứa cũng không gây đau đớn gì cho người bệnh. Tuy nhiên, ở giai đoạn bệnh nặng hơn thì các nốt u nhú khi vỡ ra sẽ kèm theo ít huyết thanh và gây cảm giác đau rát cho người bệnh.

Xem thêm: xet nghiem benh lau nhu the nao

Phương pháp xét nghiệm sùi mào gà

Để chẩn đoán được sùi mào gà người ta phải lấy được những mẫu bệnh phẩm nghi ngờ, ví dụ trong trường hợp sùi mào gà có triệu chứng thì người ta lấy luôn tổ chức sùi như vậy, đó là các mụn cơm, đó là các tổ chức u nhú để chúng ta có thể đi làm xét nghiệm (xét nghiệm sinh thiết) những cái đó để làm mô tế bào học để xem mô tế bào biến đổi như thế nào, tình trạng mô bệnh học ra sau.

Xét nghiệm thứ nhất để biết có phải mắc bệnh sùi mào gà hay không là từ mô bệnh phẩm là chúng ta lấy những mẫu bệnh phẩm đó để làm phản ứng PCA để xác định tuýp xem ta nhiễm vào tuýp nào. Những tuýp này cho chúng ta biết người bệnh đang bị nhiễm tuýp nào để họ cảnh báo có cảnh báo dự phòng. Ví dụ một người bị nhiễm tuýp số 6 và tuýp số 11 thì chúng ta biết rằng đó là những tuýp tái phát rất là cao thì chúng ta phải có những biện pháp dự phòng tái phát. Hoặc chúng ta biết rằng một người bị nhiễm tuýp 16 và 18 sẽ biến đổi thành ung thư hóa rất cao. Vì thế chúng ta cần phải có những biện pháp dự phòng ung thư thích hợp để chúng ta tránh được hậu quả nghiêm trọng của nó.

Xét nghiệm thứ hai để giúp chúng ta chẩn đoán bệnh sùi mào gà thì đấy là xét nghiệm huyết thanh học. Chúng ta có thể làm những phản ứng kháng nguyên kháng thể để giúp chúng ta tìm ra trong cơ thể chúng ta có những kháng thể, virus sùi mào gà hay không, qua đó kết hợp với khám lâm sàng khai thác những tiền sử các bạn có quan hệ tình dục không an toàn qua đó chúng ta có thể chẩn đoán được bạn đang bị mắc sùi mào gà hay không?

Chính vì thế việc kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là khi chúng ta có những sự nghi ngờ nhất định trong việc quan hệ tình dục không an toàn với người bạn tình bị mắc bệnh sùi mào gà.

Xem thêm các thông tin liên quan : cach chua tri benh lau