Tai biến mạch máu não để lại hậu quả cho người bệnh vô cùng nguy hiểm nếu không gây tử vong cũng để lại di chứng tàn phế suốt đời trở thành gánh nặng cho xã hội và gia đình. Chính vì vậy, mỗi bản thân cần hiểu biết về bệnh án tai biến mạch máu não: triệu chứng và cách xử lý kịp thời khi người thân bị bệnh.

1, Nhận biết triệu chứng tai biến mạch máu não

Theo các bác sĩ, các triệu chứng của tai biến mạch máu não rất đa dạng, tùy thuộc vào loại tổn thương, mức độ tổn thương, vị trí vùng não bị tổn thương mà có các biểu hiện khác nhau. Các triệu chứng thường gặp của tai biến mạch máu não gồm:

Triệu chứng tai biến mạch máu não

– Méo miệng, yếu, liệt tay chân một bên.

– Tê hoặc mất cảm giác ở một nửa bên thân thể

– Nói ngọng, nói khó hoặc không nói được

– Mù một mắt hoặc không nhìn được một bên

– Lú lẫn, hôn mê.

– Ngoài ra có thể có nhức đầu, nôn ói, hoặc co giật.

Khi thấy người bệnh xuất hiện đột ngột một hoặc vài triệu chứng này khi đang nghỉ ngơi, đang ngủ, hoặc đang làm việc bình thường, bạn cần nghĩ ngay đến đột quỵ và áp dụng phương pháp xử trí ban đầu cho người bệnh tai biến mạch máu não đúng cách để hạn chế những nguy cơ biến chứng đe dọa tính mạng .

Có một số trường hợp bệnh nhân chỉ bị những triệu chứng này thoáng qua, sau đó hồi phục trong vòng 24h, không để lại di chứng gì, đây gọi là tai biến mạch máu não thoáng qua nhưng bạn không nên chủ quan bỏ qua, cần khuyên người bệnh đến các trung tâm y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả tránh để bệnh tái phát gây biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe.


2, Xử trí ban đầu tai biến mạch máu não


Tai biến mạch máu não thường gây nên biến chứng nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời đúng cách, tai biến mạch máu não có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt sau này của người bệnh. Vì vậy, việc xử trí ban đầu tai biến mạch máu não được đánh giá là khâu quan trọng bước đầu trong quá trình cứu chữa người bệnh với một số lưu ý sau:

Đỡ ngay người bệnh để không bị ngã chấn thương.

Để bệnh nhân nằm xuống, nghiêng qua một bên nếu nôn ói, móc hết đàm nhớt cho bệnh nhân dễ thở.

Gọi xe cấp cứu đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

Nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển viện đi xa, trừ khi bác sĩ có chỉ định, vì càng di chuyển nhiều càng có thể làm bệnh nặng hơn.

Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.

3, Tai biến mạch máu não để lại hậu quả?


Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc mới, trong đó có tới 50% tử vong. Trong số 50% bệnh nhân tai biến mạch máu não sống sót có tới 92% mắc di chứng về vận động, 68% di chứng vừa và nhẹ, 27% di chứng nặng.

Các di chứng mà tai biến mạch máu não để lại cho người bệnh hết sức nặng nề, đặc biệt là di chứng về vận động (liệt nửa người). Ngoài ra, họ còn có thể có nhiều rối loạn chức năng khác kèm theo như:

– Rối loạn về ngôn ngữ: nói ngọng, nói khó, miệng méo.

– Rối loạn thị giác: nhìn đôi, bán manh.

– Rối loạn cảm giác: tê bì hoặc mất cảm giác nửa người hoặc toàn thân.

– Rối loạn nhận thức: không nhận biết không gian, thời gian hay bản thân mình.

– Rối loạn cơ tròn: đái ỉa không tự chủ.

Sau đó là các biến chứng lâu dài do phải nằm lâu, bệnh nhân bị loét các nơi bị tì đè nhiều, viêm phổi, hay do tiểu tiện không tự chủ nên không ít bệnh nhân xuất hiện viêm nhiễm đường tiết niệu… những biến chứng này có thể dẫn tới tử vong, nhẹ cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đây là căn bệnh hết sức nguy hiểm được giới chuyên khoa gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Mỗi người hãy tự trang bị kiến thức cần thiết về bệnh án tai biến mạch máu não để phòng chống cho bản thân và gia đình.

Nguồn:
http://chuabenhbangthaoduoc.com.vn/b...-mach-mau-nao/