Cốt khí là một loại cây thảo dược sống lâu năm, thuộc họ rau răm hay mọc hoang ở nhiều nơi, từ đồi núi cho đến đồng bằng. Cây cốt khi được trồng bằng củ và rất dễ mọc.

Cây cốt khí thuộc loại cây thân nhỏ, mọc thẳng và thân rỗng, có các mắt nỗi lên. Thường cao 0,5 – 1m, có nơi cao 2m.

Trên thân và cành có những đốm màu tím hồng, cây không có lông. Lá mọc so le có cuống ngắn, dài từ 7 – 14cm, rộng từ 5 – 12cm.

Phiến lá hình trứng, đầu trên thắt nhọn, phía cuống hơi phẳng, mặt trên có màu xanh đậm còn mặt dưới nhạt hơn. Hoa mọc thành chùm gồm nhiều hoa nhỏ, cánh hoa màu trắng.

Củ với rễ cây có vị ngọt xen lẫn đắng, tính mát và được sử dụng làm thuốc.

Cây có thể thu hoạch lấy củ và rễ quanh năm, nhưng để phát huy tối đa công dụng chửa bệnh, cây cốt khí thường được thu hoạch vào mua thu đông.


Một trong những công dụng phổ biến của cây cốt khí là trị táo bón. Chính vì cây cốt khí trị táo bón nên được dùng thường xuyên trong quá trình chữa bệnh trĩ.

Cách trị táo bón

Dùng 10 – 30g củ cốt khí đem sắc nước uống hằng ngày. Chính chất emodin có trong cốt khí củ có tác dụng nhuận tràng hiệu quả giúp phân mềm, dễ dàng đi đại tiện.

Các công dụng khác của cây cốt khí
Trị phong thấp
Bài thuốc 1: Dùng Củ cốt khí 12g, Đơn gối hạc 12g, Cỏ xước 8g, Hy thiêm 8g, Binh lang 6g, Uy linh tiên 6g đem sao vàng hạ thổ. Sau đó, sắc thành nước uống 2 lần trong ngày, mỗi ngày uống 1 thang.

Bài thuốc 2: Dùng Củ cốt chí 12g, Rễ lá lốt 12g, Dây đau xương 12g, Rễ cỏ xước 12g, Bồ đồ 8g, Cam thảo nam 8g, Quế chi 6g, Mã đề 8g sắc uống hằng ngày.

Người bệnh nên uống liên tục từ 2 – 3 tuần. Đồng thời, kết hợp việc uống thuốc với xoa bóp bằng rượu quế chi và huyết giác ngâm hằng ngày để có kết quả tốt nhất có thể.

Trị viêm gan cấp tính, sưng gan
Dùng Củ cốt khí 15g, Chút chít 15g, Lá móng 20g sắc uống, mỗi ngày một thang. Uống liên tục trong 3 – 4 tuần lễ để thuốc phát huy được tác dụng.

Trị thương thương tích, đau bụng, ứ máu
Dùng Củ cốt khí 20g, Lá móng 16g sắc với 300ml nước trên lửa nhỏ cho đến khi cô lại còn 150ml. Sau đó, thêm vào 20ml rượu và chia thành 2 lần uống trong ngày.

Trị kinh nguyệt không đều, vô kinh
Củ cốt khí cũng thường được phối hợp với các vị thuốc hoạt huyết khác như ích mẫu, hồng hoa, kê huyết đằng, đào nhân,… để chữa đau bụng khi có kinh nguyệt, sau sinh huyết ứ,… Dùng cốt khí củ 20g, lá móng 30g sắc chia thành 2 lần uống trong ngày.

Trị đau đầu gối, sưng mu bàn chân
Bài thuốc 1: Dùng Củ cốt khí 10g, Thiên niên kiện 10g, Dây đau xương 10g, Sinh địa 20g, Hà thủ ô 20g, Đẳng sâm 20g, Cốt toái bổ 12g, Cỏ xước 12g, Huyết đằng 12g, Hy thiêm 12g, Bồ công anh 12g sắc uống mỗi ngày một thang.

Bài thuốc 2: Cốt khí củ, lá Bìm bìm, Gối hạc, Mộc thông, mỗi vị 15 – 20g, mỗi ngày sắc uống một thang.

Trị sưng vú
Dùng củ cốt khí 12g, hạt muồng 12g, rễ bồ công anh 10g, rễ lá lốt 10g, bạch truật 8g. Tất cả đem sắc nước uống hằng ngày, mỗi ngày một thang. Uống liên tục cho đến khi hết bệnh.

Giúp hạ đường huyết
Dùng cốt khí củ 10g, trúc diệp (lá tre) 20g, gừng tươi 8g, Thổ phục linh 10g, Cam thảo 6g sắc lấy nước uống hằng ngày thay nước trà. Lưu ý bài thuốc này chỉ nên dùng cho trường hợp bị bệnh nhẹ, người bệnh không chịu được đói, đầu óc choáng váng, tim đập nhanh, buồn ngủ,…

Trị rắn cắn
Củ cốt khí đem nghiền nát hoặc xay mịn rồi rắc bột đó lên chỗ vết rắn cắn hằng ngày, vết thương sẽ rất nhanh lành.

Xem thêm: Thuốc chữa bệnh trĩ nội

Cách chữa bệnh trĩ nội hiệu quả ngay tại nhà

Nếu bạn cảm thấy dùng cây cốt khí không được hiệu quả lắm thì có thể đặt lịch khám ngay cho chúng tôi để được nhận những lời khuyên và cách chữa trị nhanh chóng và hiệu quả
Nguồn: phongkhamtri.vn