Năm nay do điều kiện đặc biệt của thời tiết khí hậu nên vụ mùa sớm ở các tỉnh phía Bắc nước ta sẽ phải tiến hành gieo cấy khẩn trương và muộn hơn so với cùng kỳ năm ngoái 5-10 ngày, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ gieo trồng các cây vụ đông.



Xin giới thiệu một số biện pháp kỹ thuật nhằm rút ngắn thời gian sinh trưởng của lúa mùa để khắc phục hiện tượng bất lợi này.

Biện pháp canh tác

Sử dụng phương pháp gieo mạ tiến bộ: Tuỳ vào thời gian thu hoạch lúa xuân sớm hay muộn mà bà con có thể lựa chọn hai phương pháp gieo mạ mùa tiến bộ sau:

Gieo mạ thâm canh cho những trà lúa thu hoạch muộn 25/6-5/7, lượng giống 7-10kg/sào mạ/7-10 sào lúa tuỳ vào trọng lượng của hạt thóc giống. Bón phân cho 1sào mạ với lượng 3-5tạ phân chuồng hoai mục + 10-15kg supe lân + 5-7kg đạm ure + 5-7kg kali clorua, bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân + 50% đạm, kali; bón thúc hai lần lúc cây mạ có 2,1 và 4,1lá mỗi lần 25% lượng đạm và kali còn lại. Tag: may thoi khi

Tuổi mạ 22-25 ngày, cây mạ có 6-7 lá, mỗi dảnh mạ đã đẻ được 3-6 nhánh, cấy một khóm bằng 1-2 hạt thóc (tức 1-2 khóm mạ). Biện pháp gieo mạ thâm canh rút ngắn được thời gian sinh trưởng của cây lúa 8-10 ngày so với cách gieo mạ dược thông thường.

Sử dụng phương pháp gieo mạ ném bằng khay nhựa cho những trà lúa thu hoạch trước 25/6. Dùng 0,8-1,5kg thóc giống/25-30khay/sào lúa. Tuổi mạ 7-10 ngày, phương pháp gieo mạ ném bằng khay nhựa bộ rễ mạ ít bị tổn thương, cây lúa nhanh bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh sớm, rút ngắn được thời gian sinh trưởng của cây lúa 5-7 ngày so với gieo mạ dược truyền thống.

Bón phân, chăm sóc sớm: Biện pháp bón phân chăm sóc sớm giúp lúa đẻ nhánh thuận lợi, tập trung rút ngắn được thời gian sinh trưởng của cây lúa 3-5 ngày so với chăm sóc muộn. Cụ thể bón lót 100% phân chuồng + 100% lân + 30-50% đạm, bón thúc đợt 1 sớm cho lúa sau cấy 10-12 ngày 40-60% đạm + 30-40% kali. Lượng đạm 10% và kali 60-70% kali bón đón đòng lúc lúa đứng cái. Đất thịt, đất phù sa bón lót nhiều đạm, đất cát, cát pha bón lót lượng đạm ít hơn. Tag: quản lý trang trại trực tuyến

Chủ động phòng chống tốt bệnh ngẹt rễ sinh lý: Bị bệnh ngẹt rễ sinh lý nếu được khắc phục tích cực cây lúa cũng kéo dài thời gian sinh trưởng tới 5-7 ngày, giảm 15-20% năng suất. Bệnh nghẹt rễ sinh lý do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do ngộ độc chất hữu cơ, do vụ mùa làm gấp, không có thời gian cho sự phân huỷ chất hữu cơ (gốc lúa, rơm rạ cày úp làm phân bón; bón lót phân chuồng tươi, phân xanh) nên sinh ra nhiều chất độc chủ yếu là khí mêtan (CH4) và khí sunfuarơ (H2S), đất thiếu oxy nên bộ rễ không phát triển được, rễ có màu đen, mùi hôi tanh dẫn đến cây lúa không được cung cấp nước và dinh dưỡng từ rễ.

Để khắc phục hiện tượng bất lợi này bà con không được để rạ ở ruộng, không nên bón lót phân chuồng chưa hoai mục. Bón vôi bột cho những chân đất chua 15-20kg/sào, vôi có tác dụng khử độc cho đất, kích thích vi sinh vật phân huỷ nhanh các chất hữu cơ trong đất. Phơi khô nứt chân chim mặt ruộng 7-10 ngày khi cây lúa kết thúc đẻ nhánh hữu hiệu (thường sau cấy 25-35 ngày, đếm mật độ trung bình 250 dảnh/m2). Những giai đoạn sinh trưởng sau chỉ cần giữ độ ẩm bão hoà (nhẵm mềm chân). Tag: phần mềm nuôi tôm

Sử dụng biện pháp hoá, sinh học

Sử dụng các sản phẩm, chế phẩm hoá sinh học công nghệ cao phun cho lúa làm tăng khả năng chống chịu của cây lúa, tăng năng suất, chất lượng lúa đồng thời rút ngắn được 5-7 ngày thời gian sinh trưởng của cây lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Vụ xuân 2008 vừa qua, Trạm Khuyến nông Hiệp Hoà- Bắc Giang xây dựng mô hình sử dụng sản phẩm Vườn sinh thái cho cây lúa với qui mô 3ha và bà con nông dân ở 20 xã/26xã sử dụng cho khoảng 30ha lúa xuân, kết quả cho thấy: Thóc giống được xử lý sản phẩm nảy mầm nhanh, đồng loạt. Mạ phun sản phẩm chống rét tốt, đanh dảnh, khi cấy nhanh bén rễ hồi xanh.

Cây lúa phun sản phẩm có màu xanh sáng, khoẻ mạnh, cứng cây, hạt mẩy, chống được rầy nâu và bệnh khô vằn, bệnh vàng lá sinh lý; các loại sâu bệnh khác giảm đáng kể. Giảm được 30% các loại phân bón, năng suất tăng hơn đối chứng 15-20%. Đặc biệt với chân ruộng trũng, đất cát chua nghèo dinh dưỡng năng suất tăng tới 50% đồng thời rút ngắn được 5-7 ngày thời gian sinh trưởng so với đối chứng không dùng sản phẩm.

Cách dùng sản phẩm như sau: Ngâm thóc giống, 5ml/10lít nước ngâm 5-8kg thóc giống đến no nước đem ủ bình thường. Phun cho mạ 1 lần khi được 1,5-2 lá thật 5ml/15lít/sào mạ. Phun cho lúa 3 lần, đẻ nhánh rộ 5ml/15lít/sào, giai đoạn đòng và xuôi trái 10ml/20lít/sào/lần.

Có thể dùng các sản phẩm khác như: K-Humate; A-H502/503; K-H701/702; N-H601/602 phun cho lúa cũng làm tăng năng suất, chất lượng lúa, rút ngắn được 3-5 ngày thời gian sinh trưởng

Nguồn: 2lua.vn/article/cach-rut-ngan-thoi-gian-sinh-truong-lua-mua-1-9544.html