Đậu phụ được làm từ sữa đậu nành đông đặc, ép vào trong khuôn giống như quy trình làm phô mai. Đậu phụ cung cấp nguồn protein quan trọng và là nhu yếu phẩm hàng ngày tại Nhật. Đậu phụ cũng là nguồn nguyên liệu không thể thiếu trong các món ăn chay của người theo Đạo Phật (Shojin ryori). Đậu phụ tươi có vị thanh mát nhẹ nhàng. Đây là một nguyên liệu đa năng có thể dùng trong cả món ngọt và mặn.

Xem thêm: dạy nấu ăn mở quán

Một số loại đậu phụ phổ biến

Đậu "lụa"

Đậu "lụa" (Silken) là loại đậu phụ tươi có kết cấu mượt mà và mềm mại như kem trứng. Đậu phụ mềm thường được ăn lạnh (hyayakko) hoặc thêm sốt và hầm (mabodofu).

Đậu phụ cứng

Đậu phụ cứng cũng là đậu phụ tươi nhưng có kết cấu cứng hơn silken tofu. Cũng vì thế mà loại đậu phụ này giữ hình tốt hơn trong nấu nướng.

Đậu phụ rán (Aburaage và Atsuage)​

Có một số loại đậu phụ rán phổ biến trong ẩm thực Nhật Bản - Aburaage là miếng đậu mỏng được rán tới khi xốp và có màu vàng nhạt. Loại đậu phụ này thường được chế biến với các loại nhân khác nhau (như trong inarizushi) hoặc thái nhỏ để thêm vào các món ăn khác (như trong súp miso hoặc mì udon kitsune).

Loại đậu rán dày Atsuage là đậu phụ bình thường với vỏ được rán qua có thể được ăn riêng, cho thêm sốt hoặc dùng trong súp.

Đậu phụ khô (Koyadofu)​

Koyadofu là đậu phụ khô và lạnh được đặt theo tên dãy núi Koya, nơi mà loại đậu phụ này là đặc sản và thường được sử dụng trong chùa Phật giáo. Nó có kết cấu nhẹ, giống miếng bọt biển có thể thấm sốt và nước súp chan cùng. Koyadofu thường được sử dụng trong các món chay.

Đậu phụ lên men (Tofuyo)

Tofuyo là một món ăn xuất phát từ Okinawa, được làm từ đậu tương lên men ngâm trong gạo ủ mạch nha và gạo awamoric. Món ăn này có vị mạnh và nồng, thường được so sánh giống như phô mai vì có kết cấu và hương vị giống nhau. Tofuyo được bán tại các nhà hàng ở Okinawa trong các suất ăn nhỏ kèm đồ uống có cồn.

Xem thêm: khoa hoc cac mon lau