Làm răng sứ là phương pháp điều trị và thẩm mỹ được đánh giá là an toàn và có khả năng mang lại hiệu quả cao đối với đa số các trường hợp trong nha khoa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng sau khi thực hiện. Vậy những biến chứng thường gặp sau khi làm sứ là gì ? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có những thông tin hữu ích nhé!


Những biến chứng thường gặp sau khi làm răng sứ

Trong những trường hợp làm răng sứ không được thực hiện với các điều kiện tiêu chuẩn, bạn có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như sau:

+ Tình trạng đau nhức kéo dài

Đau nhức kéo dài ở răng là một trong những biến chứng thường gặp sau khi làm răng sứ khá phổ biến. Đây được xem là một phản ứng bình thường của cơ thể khi có những tác động lên răng hàm. Những cơn đau sẽ giảm dần và kết thúc trong khoảng 24h sau khi thực hiện làm răng sứ hoàn tất.

Tuy nhiên, nếu sau 24h, tình trạng đau nhức không thuyên giảm, bạn rất có thể đã gặp phải một trong những biến chứng thường gặp sau khi làm răng sứ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do tủy răng bị viêm hoặc thao tác vệ sinh nha chu của bác sĩ thực hiện trước khi làm răng sứ không được tiến hành kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, bệnh nhân gặp phải tình trạng này là do việc mài răng không đúng chuẩn, không đảm bảo kỹ thuật của bác sĩ.

+ Thâm nướu và viêm nướu

Thâm nướu và viêm nướu là những biến chứng thường gặp sau khi làm răng sứ khác mà bạn cần lưu ý. Thâm viền nướu xuất hiện chủ yếu ở những trường hợp lựa chọn răng sứ kim loại. Sau một thời gian sử dụng, phần lõi kim loại bị oxi hóa sẽ khiến phần sứ ở chân răng bị mòn đi, lúc này, lõi kim loại lộ ra khiến nướu bị thâm đen. Tình trạng này nhìn chung không có nguy hiểm đáng kể đến sức khỏe người bệnh, song tính thẩm mỹ không được đảm bảo khiến bệnh nhân mất tự tin trong giao tiếp.

Ngược lại, viêm nướu là một trong những biến chứng thường gặp sau khi làm răng sứ rất nguy hiểm. Đối với những bệnh nhân dị ứng với răng sứ hoặc do quá trình can thiệp đến cấu trúc răng của bác sĩ không đúng kỹ thuật, vi khuẩn sẽ tấn công vào sâu bên trong cấu trúc răng và đồng thời làm tổn thương các mô mềm. Tình trạng viêm nướu sẽ tác động xấu đến sức khỏe của bệnh nhân và khiến người bệnh dễ dàng gặp phải các bệnh lý nha khoa nguy hiểm khác.

+ Hôi miệng sau khi làm răng sứ

Biến chứng sau khi làm răng sứ thường gặp này chủ yếu đến từ nguyên nhân chủ quan của chính người bệnh. Việc vệ sinh răng miệng thiếu khoa học sẽ dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn ở các kẽ răng và chân răng sứ, làm phát sinh các bệnh nha chu và khiến hơi thở của bạn có mùi khó chịu.


Cách hạn chế những biến chứng thường gặp sau khi làm răng sứ ?

Có thể thấy, những biến chứng thường gặp sau khi làm răng sứ chủ yếu đến từ chính tay nghề của bác sĩ thực hiện. Vì vậy, cách tốt nhất để tránh phải tình trạng này chính là việc lựa chọn một trung tâm nha khoa uy tín để tiến hành làm răng sứ an toàn và hiệu quả.

Theo đó, trung tâm nha khoa mà bạn lựa chọn phải đảm bảo các yếu tố: tay nghề bác sĩ thực hiện, môi trường điều trị an toàn, kỹ thuật làm răng sứ chuẩn xác và hiện đại, có các thiết bị công nghệ cao hỗ trợ vào thăm khám và điều trị.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tránh những biến chứng thường gặp sau khi làm răng sứ bằng việc áp dụng chế độ vệ sinh răng miệng hợp lý và khoa học, đồng thời hạn chế việc sử dụng các thực phẩm nhiều đường.

Vui lòng liên hệ nha khoa Đăng lưu để biết thêm chi tiết

Hệ thống nha khoa Đăng Lưu

Cơ sở 1 : 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại Cs 1 : (+84 28) 3803 0578 – (+84 28) 6297 7148 – Email: drtien@nhakhoadangluu.com.vn

Cơ sở 2 : 536 – 540 Trần Hưng Đạo, Phường 2, Q.5, TP.Hồ Chí Minh
( Ngay ngã tư Trần Hưng Đạo – Trần Bình Trọng )

Điện thoại Cs 2 : (+84 28) 6682 0246 – (+84 28) 3924 5604 – Email: drtien@nhakhoadangluu.com.vn

Cơ sở 3 (Phòng Khám Răng Hàm Mặt) : 1256 – 1258 Võ Văn Kiệt – phường 10 – Quận 5 – Hồ Chí Minh – Việt Nam
( Gần cầu Chà Và )

Điện thoại Cs 3 : (+84 28) 3856 7479 – 1900 7103 – Email: drtien@nhakhoadangluu.com.vn


Nguồn bài viết: tintuctrongrangnhakhoa.blogspot.com/2018/02/cach-han-che-nhung-bien-chung-thuong-gap-sau-khi-lam-rang-su.html