Ở Việt Nam, trung bình khoảng 9% tổng số khách hàng của ngân hàng đã dùng ngân hàng điện tử. Tỷ lệ này ở các nước Đông Nam Á đạt trung bình 50-60%. Riêng với VIB, tỷ lệ này nhỉnh hơn mức chung của thị trường Việt Nam và đang tăng nhanh, đặc biệt đối tượng khách hàng ở độ tuổi 25-40 chiếm đa số giao dịch với VIB qua ngân hàng công nghệ số.

Mức đầu tư của VIB cho chiến lược số hóa các hoạt động ngân hàng cũng khá cao, tỷ lệ chi tiêu cho công nghệ khoảng 8% doanh thu mỗi năm.

Ứng dụng ngân hàng di động MyVIB được trao giải Sản phẩm Dịch vụ Ngân hàng sáng tạo nhất Việt Nam năm 2015 (giải thưởng từ tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG), là sản phẩm hợp tác giữa VIB với đối tác chiến lược, ngân hàng CBA (Common Wealth Bank of Australia) của Australia. MyVIB đã thu hút hàng chục nghìn khách hàng và VIB sẽ phát triển mạnh ứng dụng này.

Theo đuổi chiến lược phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng công nghệ số sẽ là lợi thế cạnh tranh giúp VIB hiện thực hóa tầm nhìn “Trở thành ngân hàng sáng tạo và hướng tới khách hàng nhất tại Việt Nam”.

Ông chia sẻ gì với những người dùng còn rất lo ngại về bảo mật trong các giao dịch online?

Về giải pháp bảo mật cho các ứng dụng công nghệ số, VIB có được lợi thế là đối tác CBA thực hiện chuyển giao năng lực, cùng phối hợp để xây dựng các giải pháp bảo mật, ứng dụng công nghệ đến từ các hãng có uy tín.

Không ai có thể khẳng định rủi ro là hoàn toàn không có, chỉ có thể nói xác suất rủi ro cao hay thấp. Vấn đề phòng chống rủi ro từ tội phạm tài chính online luôn đòi hỏi một ngân hàng số sẽ phải cập nhật và thay đổi liên tục về công nghệ, về xử lý thông tin, dữ liệu, cách làm, cách giao tiếp với khách hàng.

Như tôi đã đề cập ở trên, để hội nhập nhanh hơn vào kỷ nguyên công nghệ số, ngân hàng không thể nằm ngoài xu thế chung, “sống” với chuyện bảo mật, an ninh mạng, thực hiện sự thay đổi liên tục trên nền tảng công nghệ số.
Xem Thêm: đáo hạn ngân hàng tphcm
Xem Thêm: vay tiền ngân hàng agribank
Xem Thêm: dịch vụ vay vốn ngân hàng tại tphcm