Ngay lượt đấu khai mạc vào tối 11-3, các CĐV Hải Phòng lại đốt pháo sáng rực khán đài B và có đến hai đợt ném pháo sáng xuống khắp mặt sân khiến lực lượng cứu hỏa phải can thiệp. Đây rõ ràng không phải là hâm mộ M88 mà là phá hoại và thách thức những người làm nhiệm vụ vì sự việc trên cứ tái đi tái lại bất chấp các án phạt được ban hành.

Nên nhớ là các CĐV Hải Phòng từng bị cấm và khi án phạt vừa chấm dứt thì họ lại tiếp tục quậy phá gây bất an cho các sân đấu. Chính lãnh đạo CLB Hải Phòng cũng phủ nhận dù khắp các khán đài là cờ và banderole fan Hải Phòng.



CĐV Hải Phòng ném pháo sáng khiến lực lượng PCCC phải can thiệp và trận đấu gián đoạn. Ảnh: TTVH

Những nhà tổ chức, đặc biệt là VPF với nhiệm kỳ mới có lãnh đạo CLB Hải Phòng cũng tham gia trong HĐQT VPF nên việc này càng cần phải xử nghiêm và nên áp dụng kiểu xử mà AFC từng hành động. Đó là trận tuyển Việt Nam làm khách trước Campuchia trong khuôn khổ lượt trận thứ ba vòng loại Asian Cup 2019 vào tháng 9-2017 trên sân Olympic ở thủ đô Phnom Penh.

Khi Quang Hải ghi bàn thì lập tức pháo sáng ở khán đài A2 rực sáng. Và với những băng hình cùng hình ảnh thì AFC không cần nghe giải thích có phải CĐV Việt Nam hay không mà xác định khu vực dành cho các CĐV Việt Nam đã gây bất ổn và vi phạm luật. AFC ra án phạt LĐBĐ Việt Nam 15.000 USD do để CĐV nhà vi phạm. AFC cũng phạt ban tổ chức trận đấu là LĐBĐ Campuchia 5.000 USD vì đã thiếu chặt chẽ trong công tác bảo vệ đảm bảo an toàn trận đấu.

Với án phạt trên, cả LĐBĐ Việt Nam và Campuchia lập tức thực thi vì nếu không cả hai đội bóng sẽ bị loại khỏi giải, thậm chí là cấm tham dự một số giải quốc tế trong khuôn khổ AFC quản lý.

Ban Kỷ luật và VPF có lẽ nên học cách xử lý của AFC. Và dù là VPF có người trong dàn lãnh đạo CLB Hải Phòng cứ “gân cổ” lên cãi không phải CĐV của chúng tôi rồi không phạt nặng lẫn chế tài gắt gao và quyết liệt thì sẽ không thể nào ngăn chặn được.

Xem thêm: