Cách đây năm năm, Đặng Thị Thực, người sáng lập Đặng Gia Trang đã nhìn ra xu hướng tất yếu phát triển nông nghiệp phải loại bỏ dần thói quen sử dụng phân hoá học, chuyển sang phân hữu cơ vi sinh.



Suốt năm năm nay, kiên trì với định hướng sản xuất phân trùn quế, thuộc nhóm phân hữu cơ vi sinh, Đặng Gia Trang của Thực bước đầu đã gặt hái thành công. Ngày càng có nhiều nông dân, trang trại, người dân đô thị, kể cả khách hàng nước ngoài biết đến thương hiệu phân trùn quế SFARM của Thực.

Thị trường thay đổi

Xưởng sản xuất phân trùn quế Đặng Gia Trang ở xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi. Công việc hàng ngày của hơn 20 công nhân làm việc ở đây là phải giảm ẩm, sàng lọc tạp chất, rây mịn cho tơi xốp những tấn phân trùn quế nhập về từ các trang trại nuôi trùn khắp các tỉnh/thành phía Nam, sau đó đóng vào các bao để cung cấp ra 64 tỉnh/thành trong cả nước. Có cả thảy khoảng gần 100 hộ nông dân đang nuôi trùn quế cung cấp nguyên liệu phân cho Đặng Gia Trang, để công ty này đưa ra trung bình 1.000 tấn sản phẩm đưa ra thị trường bao gồm các loại. Tag: máy thổi khí

Theo giới thiệu của Thực, thị trường của Đặng Gia Trang được chia làm hai nhóm: nhóm khách hàng đô thị là hệ thống cửa hàng vật tư phân bón cây cảnh ở đô thị cho người trồng rau sạch và hoa kiểng tại nhà, và nhóm khách hàng nông dân sử dụng cho các trang trại hoa, rau hữu cơ, hồ tiêu, cà phê, bưởi da xanh, cam sành… hầu hết là các cây có giá trị kinh tế cao và trồng theo hướng sạch.

“Người đô thị nếu tự trồng rau thì họ thường quan tâm đến hai lý do chính, có rau an toàn và trồng rau để mang lại niềm vui. Phân trùn quế là phân hữu cơ, sạch mầm bệnh, thân thiện với môi trường nên đáp ứng tiêu chí an toàn. Tương tự như vậy là hệ thống cây kiểng văn phòng, cây kiểng gia đình, cây xanh thành phố cũng ngày càng sử dụng phân trùn quế nhiều hơn, vì phân trùn quế tạo độ xanh bền cho cây!”, người sáng lập Đặng Gia Trang chia sẻ!

Theo lý giải của Đặng Thị Thực, trước đây, nông dân thường hiểu phân trùn quế chỉ là một dạng phân chuồng cao cấp, bởi họ vẫn thường lấy phân trâu, phân bò, phân heo, gia cầm ủ một thời gian rồi bón trực tiếp cho cây trồng, và thấy vẫn mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, nếu cũng là những loại phân đó, khi chúng ta sử dụng làm thức ăn cho trùn quế, chúng sẽ giúp chuyển thành phân bón có hệ vi sinh vật đa dạng hơn, cân đối hơn, giúp cải tạo, cung cấp dưỡng chất rất tốt cho đất. Thực tế, các công ty sản xuất phân hữu cơ vi sinh cũng phải đưa vi sinh vật bổ sung vào, còn với sản phẩm phân trùn quế, hệ vi sinh có sẵn trong chất nhầy con trùn nên khoẻ hơn. Dinh dưỡng phân trùn còn là dạng dinh dưỡng hoà tan, dễ hấp thụ, có khả năng giữ ẩm cho đất, hạn chế nước tưới. Tag: khí độc trong ao

“Việt Nam có ngành chăn nuôi phát triển, chất thải phân bò, phân heo khá lớn, chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng để làm phân hữu cơ vi sinh thay thế phân hoá học!”, Đặng Thị Thực nói, đồng thời cho hay mỗi năm Việt Nam vẫn phải nhập số lượng lớn phân hữu cơ vi sinh về phục vụ sản xuất nông nghiệp, nếu tận dụng hết chất thải chăn nuôi sản xuất phân hữu cơ, chúng ta vừa không phải bỏ đô la nhập phân, vừa thu thêm giá trị cho ngành chăn nuôi, môi trường đất cũng được cải tạo!

“Thấy được hiệu quả cao nên có nhiều trang trại sản xuất nông nghiêp sạch như Unifarm, Vineco, Vinamit, đã từng lấy một lượng lớn phân trùn quế SFARM để sử dụng cho cải tạo đất ban đầu hoặc bón lót mỗi vụ”, Đặng Thị Thực, giám đốc Đặng Gia Trang, chia sẻ thêm.

Hy vọng một nền nông nghiệp sạch

Năm năm trước, khi bước chân vào kinh doanh phân trùn quế, Đặng Thị Thực bảo cô tự đặt cho mình hai câu hỏi cần giải đáp.Thứ nhất, liệu ngành này có thể phát triển, tồn tại được mười năm hoặc 20 năm hay lâu hơn?Thứ hai, ngành này có phát triển lên quy mô lớn? Để trả lời, cô bỏ thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, rồi nhận thấy Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan… cũng có ngành nuôi trùn quế lấy phân phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch. Những nước này đã phát triển hơn Việt Nam bao nhiêu năm nhưng đến nay, họ vẫn duy trì ngành nuôi trùn quế lấy phân, vậy thì ngành nuôi trùn ở Việt Nam sẽ còn phát triển được lâu nữa. Và khi tìm hiểu ở trong nước, Thực cũng đặt câu hỏi tại sao các công ty lớn ngành phân bón không nhảy vào kinh doanh lĩnh vực này?Phải chăng, ngành này không thể phát triển lên quy mô lớn được?

Sau thời gian đắn đo, cô vẫn quyết định dấn thân vào làm phân trùn quế. Bởi cô hình dung ra tương lai muốn phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp bền vững, phải thay đổi thói quen sử dụng phân hoá học, đồng thời cần phải có một cuộc cách mạng cải tạo đất nông nghiệp Việt Nam hiện nay đã bị thoái hoá và bạc màu, do nhiều năm dùng phân hoá học. Và phân trùn quế là lựa chọn tốt nhất cho việc cải tạo đất. “Đến bây giờ mình vẫn nghĩ những trăn trở ban đầu là đúng, qua đó có thể đánh giá và nhìn ra được tiềm năng của thị trường phân trùn quế cả trong nước lẫn thế giới, để có bước đi ổn định như ngày hôm nay!”, Thực tâm sự. Tag: tôm bệnh đốm trắng

Đặng Thị Thực thuộc thế hệ 8x, tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm ĐH Bách khoa Hà Nội. Cô thừa nhận kiến thức học ngành công nghệ thực phẩm thiên nhiều về sinh học, giúp ích đáng kể cho chặng đường khởi nghiệp mà mình đang đeo đuổi. Với Thực, không chỉ khi mới bắt tay vào sản xuất phân trùn quế mà cả đến bây giờ, ở giai đoạn này, “tâm và trí sáng nhất”, cô vẫn luôn có niềm tin sản xuất nông nghiệp Việt Nam sẽ hoàn toàn được thay đổi. Riêng ở Đặng Gia Trang, ngoài việc tập trung quản lý chất lượng phân trùn quế hiện nay, công ty cũng có kế hoạch R&D một số sản phẩm mới, cũng theo định hướng hữu cơ sinh học mang lại hiệu quả cho bà con nông dân.

Theo Thực, sau năm năm tham gia thị trường phân trùn quế, đến nay Đặng Gia Trang đã có chỗ đứng trong ngành này. Vừa qua, còn có thêm một số công ty từ Đài Loan, Thái Lan, Campuchia liên hệ để đặt hàng. Nông nghiệp sạch hay nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng của cả thế giới, và vì vậy tiềm năng cho phân trùn quế không chỉ là thị trường trong nước nữa, mà bao gồm cả xuất khẩu.

Ngoài ra, Thực còn cho biết thêm lộ trình để mở rộng công ty, để có thể cung ứng sản phẩm cho thị trường Việt Nam và thế giới, thì Đặng Gia Trang phải đi qua bước gọi vốn; tập trung vào việc chuẩn hoá quy trình nội bộ. “Xu hướng của nền kinh tế thế giới nói chung là sản phẩm tốt, nhưng giá thành cũng phải tốt nữa. Đặng Gia Trang đang cố gắng tối ưu quản trị để tối ưu giá thành sản phẩm, để người nông dân có một sản phẩm chất lượng tốt, giá tốt góp phần làm thay đổi nền nông nghiệp Việt Nam”, Thực tiết lộ.

Nguồn: 2lua.vn/article/den-luc-nong-nghiep-dung-phan-huu-co-vi-sinh-5af64a73e49519d24b8b456b.html