Ảnh hưởng của du lịch đến môi trường
a/ Ảnh hưởng của du lịch đến môi trường theo hướng tích cực
– Tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu tài nguyên và môi trường du lịch
Hoạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu các nguồn tài nguyên và môi trường du lịch góp phần tích cực vào việc bảo tồn các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu rừng văn hóa – lịch sử – môi trường, tu bổ, bảo vệ hệ thống đền đài lịch sử, kiến trúc mỹ thuật.
Ở Việt Nam hiện nay đã xác định và đưa vào bảo vệ cấp độ quốc gia 105 khu rừng đặc dụng ( trong đó có 16 vườn quốc gia, 55 khu bảo tồn tự nhiên và 34 khu rừng – văn hóa – lịch sử – môi trường.Tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ những dự án có các công viên cảnh quan, khu nuôi chim thú hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch.
– Gia tăng nhận thức đối với môi trường
Du lịch có khả năng làm tăng nhận thức của cộng đồng về môi trường khi họ tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên và môi trường. Sự tiếp xúc này khiến du khách có thể nhận thức đầy đủ các giá trị của thiên nhiên và có những hành vi và hoạt động có ý thức để bảo vệ môi trường.

Ảnh hưởng của du lịch đến môi trường theo hướng tích cực
Để phát triển bền vững trong một thời gian dài, du lịch phải kết hợp chặt chẽ các nguyên tắc và các hoạt động tiêu dùng bền vững. Tiêu dùng bền vững là tạo ra các sản phẩm tiêu dùng được sản xuất bằng công nghệ sạch, và các dịch vụ, trong đó có dịch vụ du lịch được cung cấp theo phương pháp có thể giảm thiểu tác động vào môi trường.
Du lịch còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin môi trường và làm tăng nhận thức cho du khách về những hậu quả môi trường do hoạt động của họ gây ra. Các định hướng cho khách du lịch và những hoạt động kinh doanh sử dụng những hàng hóa và dịch vụ mà được sản xuất và cung cấp theo phương pháp bền vững về môi trường, từ khâu bắt đầu cho đến khi kết thúc, sẽ có những tác động tích cực đối với môi trường toàn cầu.
– Bảo vệ và gìn giữ môi trường
Du lịch góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường, gìn giữ và bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhờ sự hấp dẫn đối với du khách mà các khu rừng tự nhiên hoặc nguyên sinh có giá trị đều được bảo vệ và quy hoạch thành các vườn quốc gia hoặc các khu bảo tồn thiên nhiên.
Ở Hawaii, có những luật lệ và quy định được ban hành để để bảo tồn rừng mưa Hawaii và bảo vệ các loài bản địa. Các rạn san hô xung quanh các đảo và sinh vật biển thông qua đó cũng được bảo vệ. Hiện nay, Hawaii đã trở thành trung tâm quốc tế nghiên cứu về các hệ sinh thái. Sự phát triển của du lịch trên các đảo cũng là động cơ chủ yếu để duy trì các hoạt động bảo vệ và nghiên cứu về môi trường.
Grupo Punta Cana, một khu du lịch nổi tiếng của nước Cộng hoà Dominica, đã đưa ra một hình thức phát triển du lịch cao cấp kết hợp với bảo tồn. Khu du lịch này được xây dựng để thu hút các du khách tầng lớp thượng lưu đến giải trí trong khi vẫn bảo vệ tốt môi trường ở Punta Cana. Các nhà thiết kế đã dành riêng 10.000ha đất đai (tương đương với 24.700 mẫu Anh) để bảo tồn thiên nhiên và trồng các loài cây ăn trái bản địa.
Khu bảo tồn thiên nhiên Punta Cana có 11 suối nước ngọt được bao bọc bởi khu rừng á nhiệt đới với nhiều loài động thực vật quý hiếm vùng Caribe đang tồn tại ở trạng thái tự nhiên. Du khách có thể khám phá thế giới các loài chim, các loài thực vật vùng Caribe và “con đường thiên nhiên” dẫn ra biển qua rừng ngập mặn, đầm phá. Khu sinh thái Punta Cana đã khôi phục được rừng ở một số nơi cần được bảo vệ, những nơi mà trước đây cây gụ bản địa và những loài cây khác bị khai thác.
Một số chính sách bảo vệ môi trường khác cũng đã ảnh hưởng tích cực đến khu du lịch này như các chương trình bảo vệ các dãi phòng hộ ven biển và xử lý nước thải để sử dụng tưới cây. Các đường lăn bóng của sân gôn được trồng bằng một loại cỏ lai có thể tưới được bằng nước biển. Loại cỏ này chỉ cần một nửa lượng phân bón và thuốc trừ sâu so với các loại cỏ thường dùng. Khu du lịch này được xây dựng như một phòng thí nghiệm đa dạng sinh học của Đại học Cornell.
Du lịch cũng đã có những ảnh hưởng tích cực đối với những nỗ lực bảo vệ và gìn giữ thiên nhiên, đáng chú ý là ở châu Phi, Nam Mỹ, châu Á, châu Úc và Nam Thái Bình Dương. Trước nguy cơ nhiều loài động vật và thực vật đã trở nên tuyệt chủng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, nhiều nước đã thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và ban hành luật nghiêm ngặt để bảo vệ các loài động vật có thể thu hút du khách yêu chuộng thiên nhiên. Kết quả là nhiều loài có nguy cơ bị đe doạ trước đây đã bắt đầu được khôi phục.
Xem thêm: tuyển dụng nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch
b/ Ảnh hưởng của du lịch đến môi trường theo hướng tiêu cực
Các tác động tiêu cực chủ yếu của du lịch đến môi trường là việc gây sức ép lên môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phá huỷ các hệ sinh thái.
Du lịch có thể gây ra các hình thức ô nhiễm môi trường giống như bất kỳ các ngành công nghiệp khác như: khí thải, tiếng ồn, chất thải rắn, nước thải, dầu, các hóa chất … thậm chí cả ô nhiễm thẩm mỹ.
– Ô nhiễm không khí và tiếng ồn
Ô nhiễm không khí và tiếng ồn xảy ra gắn liền với các hoạt động xây dựng các công trình du lịch, giao thông vận chuyển hành khách, quá trình tổ chức các hoạt động phục vụ khách … Nguyên nhân là do khí thải, tiếng ồn từ các loại máy xây dựng, các phương tiện giao thông và bụi bẩn trong không khí, do quá trình đốt củi, than, dầu, ga… để đáp ứng nhu cầu về năng lượng ở các cơ sở du lịch…
Do sự gia tăng lượng khách và số lần đi du lịch nên giao thông bằng đường hàng không, đường bộ và đường sắt cũng ngày càng phát triển. Theo Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), số lượng hành khách hàng không quốc tế trên thế giới đã gia tăng từ 88 triệu hành khách vào năm 1972 lên 344 triệu khách năm 1994 và 598 triệu khách năm 2004.
Kết quả của sự gia tăng này là ngày nay trong vận chuyển bằng đường hàng không, khách du lịch chiếm 60% tổng hành khách nên du lịch cũng là tác nhân quan trọng trong việc gây ra ô nhiễm cho bầu khí quyển. Một công trình nghiên cứu ước tính rằng một chuyến bay vượt Đại Tây Dương thải ra gần bằng một nửa lượng CO2 do một người thải ra trung bình hàng năm khi sử dụng các nguồn năng lượng như phát điện, đốt nóng, sử dụng ô tô … (Mayer Hillman, 1996).
Việc sản xuất và sử dụng năng lượng trong giao thông có liên quan đến mưa axít, hiệu ứng nhà kính và sương mù quang hoá. Ô nhiễm không khí do việc sử dụng năng lượng trong các phương tiện giao thông dùng để vận chuyển khách du lịch thải ra carbon dioxide (CO2) đã có những tác động ở quy mô toàn cầu, và nó cũng góp phần làm cho môi trường không khí ở địa phường ô nhiễm nhiều hơn.
Những tác động này rõ ràng hoàn toàn là do hoạt động của khách du lịch. Ví dụ như ở các nước rất nóng hay rất lạnh, các xe buýt chở du khách trong các tour vẫn để động cơ nổ nhiều giờ trong khi du khách đã ra khỏi xe đi tham quan vì họ muốn sau khi tham quan xong sẽ được vào trong một chiếc xe có điều hoà không khí.
Ô nhiễm tiếng ồn từ máy bay, xe ô tô, xe buýt cũng như các phương tiện giải trí khác (karaoke, dancing…) liên quan đến ngành du lịch ngày càng gia tăng trong đời sống hiện đại. Nó không chỉ gây khó chịu, stress và thậm chí mất thính giác đối với con người mà còn làm suy thoái môi trường tự nhiên, đặc biệt là ở những khu vực nhạy cảm.
– Ô nhiễm nước
Du lịch có thể làm ô nhiễm nước thông qua các hoạt động:
+ Xả thải bừa bãi các vật liệu xây dựng, đất đá và các chất nạo vét; vứt rác hoặc xả nước thải bừa bãi vào các nguồn nước trong quá trình xây dựng, thải một lượng xăng dầu nhất định trong quá trình vận hành các thiết bị xây dựng làm ảnh hưởng đến cả nước mặt lẫn nước ngầm.
+ Giải phóng mặt bằng và san ủi đất để xây dựng các công trình và làm đường gây xói mòn và sạt lở đất đá, chặt phá rừng ngập mặn để xây bến cảng.
+ Các phương tiện giao thông đường thủy (tàu, thuyền du lịch, ca nô…) thải ra dầu mỡ, các chất hydro cacbon, … vào các nguồn nước.
+ Sự hoạt động của các khách sạn, khu nghỉ mát và các cơ sở vật chất khác thường dẫn đến gia tăng ô nhiễm do nước thải. Nước thải chưa được xử lý tốt vì không có hoặc không đủ thiết bị xử lý gây ô nhiễm nguồn nước như làm ô nhiễm biển và các hồ xung quanh các khu du lịch. Nước thải cũng đe doạ nghiêm trọng đến các rạn san hô vì nó kích thích sự phát triển của tảo bao phủ xung quanh san hô, ngăn cản sự hấp thụ thức ăn của san hô.
+ Hoạt động của du khách cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước như: xả rác bừa bãi khi qua phà; thả rác xuống nước từ trên tàu, thuyền …
+ Khai thác nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt của du khách ở vùng ven biển cũng ảnh hưởng đến môi trường nước, làm cho nước ngầm bị nhiễm mặn. Khi nhu cầu của du khách càng lớn thì mức độ khai thác nguồn nước ngầm càng nhiều.
– Ô nhiễm do rác thải
Ở các khu vực có sự tập trung du khách đông đúc như khu vực có phong cảnh thiên nhiên hấp dẫn thì việc xử lý rác là một vấn đề quan trọng. Nếu xử lý không tốt thì có thể gây ra nhiều tác động bất lợi đối với môi trường tự nhiên cũng như nhân tạo.
Rác thải và việc xả rác còn làm thay đổi các hướng dòng chảy tự nhiên, biến đổi đường bờ và làm cho sinh vật biển chết. Ngày nay một số tuyến tuần tra trên biển đang hoạt động tích cực đã làm giảm các tác động liên quan đến chất thải.
– Ô nhiễm thẩm mỹ
Xem đầy đủ: ảnh hưởng của du lịch đến môi trường