Trẻ mới sinh trong vòng 24 giờ sau khi chào đời cần phải có sự chăm sóc đặc biệt. Bởi thế nên chăm sóc bé mới chào đời thường là khó khăn với các mẹ. Vậy khi chăm sóc bé mới sinh trong vòng 24h các mẹ cần phải lưu ý điều gì?

Trong vòng 24 giờ khi khi bé sinh, các mẹ cần phải chú ý để bé có được sự thích nghi tốt nhất với môi trường bên ngoài để giúp cho bé có được sự phát triển tốt nhất. Sau khi sinh, nếu không có gì thay đổi thì bé và mẹ ẽ được chuyển đến phòng theo dõi y tế trong vài giờ đầu tiên.


Và đây là thời điểm mà ba mẹ phải tự mình chăm sóc bé và chỉ nhận được sự trợ giúp của bác sĩ, y tá trong những trường hợp cần thiết hoặc có sự cố đặc biệt về sức khỏe mà thôi. Bởi thế nên chăm sóc bé mới chào đời lúc này đòi hỏi các bố các mẹ phải nắm vững được những lưu ý cần thiết của những người có kinh nghiệm để lại. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc bé mới chào đời. cách chăm sóc bé 9 tháng tuổi

1. Giữ ấm cơ thể cho bé
Khi ở trong bụng mẹ, trẻ có một môi trường với nhiệt độ rất lý tưởng, bởi thế nên khi ra ngoài môi trường, nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến cơ thể của bé phải tự thích nghi. Lúc này, cơ chế thích ứng với nhiệt độ của cơ thể bé còn rất kém nên bé cần phải được giữ ấm ngay lập tức và liên túc. Sau khi chào đời, vệ sinh cơ thể cho bé xong bé nên được lau khô người, ủ ấm để không bị hạ thân nhiệt đột ngột.


Lúc này, bé nên được duy trì trong nhiệt độ phòng từ 26 - 32 độ và nên ôm bé vào lòng và vỗ về bé. Nếu bé tè làm ướt tã, bỉm thì cần phải thay ngay để bé luôn được khô ráo dễ chịu nhất và không bị cảm lạnh hay những vấn đề ngoài da do da của bé rất non nớt. chăm sóc bé yêu 10 tháng tuổi

2. Vấn đề cho bé bú mẹ
Chăm sóc bé mời chào đời thì vấn đề cho bé ăn là rất quan trọng. Ngay sau khi sinh, trẻ nên được bú sữa mẹ bởi đây là dòng sữa non nhiều chất dinh dưỡng nhất, chứa nhiều chất miễn dịch quan trọng nhất cho bé và có tác dụng làm sạch ruột của bé. Sữa mẹ cung cấp chất dinh dưỡng, nước giúp cho bé nâng cao được sức đề kháng cơ thể và chống bệnh tật, bởi thế nên không chỉ là chăm sóc bé mới chào đời mà trong vòng 6 tháng đầu nên cho bé ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Khi cho bé mới chào đời ăn, các mẹ cần lưu ý rằng dạ dày của bé rất nhỏ, chỉ có khả năng chứa được khoảng 30 - 90ml cho một cữ bú. Trong vòng 24 giờ đầu tiên khi bé sinh, bạn nên cho bé ăn khoảng 2 - 3 tiếng một lần. Mỗi lần chỉ khoảng 30-90ml. Khi cho bé bú, bạn không nên nằm xuống bởi nếu nằm sữa sẽ ra rất nhiều và có thể làm cho bé yêu của bạn bị sặc sữa. Đây là điều các mẹ tuyệt đối tránh khi chăm sóc bé mới chào đời trong 24 giờ đầu.

3. Cách bế bé mới chào đời
Với bé mới chào đời, xương của bé rất mềm nhất là với những bé vừa mới sinh. Bởi thế nên khi bế bé mới chào đời, người bế phải hết sức cẩn thận trong việc nâng đỡ trẻ. Để bế bé đúng cách, môt tây nâng đỡ đầu và cổ của bé, tay còn lại đỡ phần mông và ôm sát bé vào lòng để bé không bị giật mình và bất an khi rời xa nơi bé đã trú ngụ 9 tháng 10 ngày đầy an toàn đó. Khi bế bé, bạn nên âu yếm và vuốt ve để kết nối tình cảm giữa mẹ và bé được tốt nhất, đồng thời đây cũng là một trong những cách để giúp kích thích được các giác quan của bé phát triển tốt nhất.


Nếu chăm sóc bé mới chào đời mà phải đặt bé ở giường thì bạn cần chú ý không nên đặt bé ở trên đệm quá mềm hoặc quá cứng bởi có thể làm cho xương sống của bé bị ảnh hưởng. Cũng không nên để bé gối đầu cao sẽ làm ảnh hưởng đế xương đốt sống cổ của bé và rất có thể làm bé bị gù. Những việc làm đó đều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển xương của bé nên bạn phải đặc biệt chú ý. Và với bé mới chào đời, bạn tuyệt đối không được bế xốc bé hoặc rung lắc mạnh bởi lúc này não bộ của bé chưa gắn chắc với hộp sọ và xương chưa được chắc chắn, bởi thế nên việc rung lắc vừa ảnh hưởng đến xương vừa ảnh hưởng đến trí não của bé.

4. Chú ý khi thay tã cho bé mới sinh
Trong vòng 24 giờ đầu khi bé mới sinh thì có thể cần đến 5, 6 chiếc tã hoặc có thể nhiều hơn tùy theo cơ địa của bé. So với sữa công thức thì sữa mẹ tiêu hóa dễ hơn đặc biệt là dòng sữa non, bởi thế nên trong 24 giờ đầu bé sẽ đi vệ sinh nhiều hơn nên cần phải thay tã nhiều lần hơn nữa. Khi thay tã cho bé trong 24 giờ đầu thì mẹ cần chú ý rằng phân bé sơ sinh giai đoạn này thường đặc, có màu sẫm hoặc ngả vàng và được gọi là phân su nên các mẹ không cần phải quá lo lắng. Trường hợp bé đi tiêu ra chất nhầy trắng hoặc có đốm đỏ thì bạn cần phải báo cho bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.


Trên đây là lưu ý về cách cách chăm sóc bé mới chào đời trong vòng 24 giờ đầu mà các mẹ cần phải quan tâm để có được sự chăm sóc tốt nhất cho bé yêu của mình.