1/ Khái niệm về thị trường chứng khoán
Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại giấy tờ có giá trị hay những phiếu nợ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, là chiếc cầu nối giữa cung cầu về vốn trong nền kinh tế.
Trên thị trường tài chính các nguồn cung và cầu về vốn sẽ gặp nhau một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức tài chính trung gian như: Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, quỹ tín dụng, công ty bảo hiểm…. Cũng như hàng tiêu dùng là đối tượng của thị trường hàng tiêu dùng, tư liệu sản xuất là đối tượng của thị trường tư liệu sản xuất…, đối tượng của thị trường tài chính là những nguồn cung cầu về vốn trong xã hội của các chủ thể kinh tế như cá nhân, doanh nghiệp, nhà nước …
Thị trường chứng khoán là nơi giúp những người có tiền tiết kiệm để đầu tư, với hy vọng có thể kiếm thêm tiền lời. Thị trường chứng khoán giúp cho những nhà doanh nghiệp cần vốn để thực hiện các dự án kinh doanh, là phương tiện để gọi người hùn vốn hoặc để vay tiền. Thị trường chứng khoán chuyển tiền từ khu vực phi sản xuất sang khu vực sản xuất, khiến đồng tiền không sinh lời thành đồng tiền kinh doanh sinh lời.
Tóm lại, thị trường chứng khoán tạo môi trường thuận lợi cho quá trình huy động vốn và sử dụng vốn, đồng thời phá thế độc quyền của hệ thống ngân hàng trong việc cung cấp tín dụng.

Khái niệm về thị trường chứng khoán
2/ Vai trò của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế thị trường
a/ Tính tích cực của thị trường chứng khoán.
Vai trò tích cực của thị trường chứng khoán thể hiện ở một số điểm sau:
– Thị trường chứng khoán là một thể chế tài chính hữu hiệu, nhằm tạo ra các công cụ để khuyến khích dân chúng tiết kiệm và thu hút các nguồn vốn nhàn rổi cho đầu tư phát triển kinh tế.
Chúng ta biết rằng, bất cứ một loại hình doanh nghiệp nào cho dù là sở hữu nhà nước hay sở hữu tư nhân khi cần vốn đầu tư cũng đều phải thực hiện thông qua hai giải pháp:
+ Giải pháp nội lực, tức là bản thân doanh nghiệp tự tích luỹ từ nội bộ thông qua lợi nhuận có được do làm ăn có hiệu quả.
+ Giải pháp ngoại lực, tức là huy động các nguồn vốn từ bên ngoài, thông qua các hình thức tín dụng tài trợ từ bên ngoài. Trước đây các doanh nghiệp thường phải vay vốn gián tiếp từ các tổ chức tín dụng, như là các ngân hàng, các quỹ đầu tư hoặc từ ngân sách nhà nước. Nguồn vốn này thường rất khó đáp ứng được nhu cầu về số lượng và thời gian, nhất là đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
Sau khi thị trường chứng khoán được hình thành sẽ mở ra một kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp, lúc này các doanh nghiệp có thể trực tiếp huy động vốn từ dân chúng để tài trợ cho các dự án của mình, thông qua các hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Hình thức huy động vốn này đáp ứng được yêu cầu cả về khối lượng và thời hạn, giúp cho doanh nghiệp có được một nguồn vốn không bị giới hạn để thực hiện dự án của mình.
Các hình thức huy động vốn ngoại lực muốn có hiệu quả phải dựa trên cơ sở phát huy nguồn vốn tiết kiệm dồi dào trong dân chúng(đầu tư gián tiếp qua ngân hàng)và việc mua cổ phiếu, trái phiếu của dân chúng (đầu tư trực tiếp).
Hình thức đầu tư qua tiết kiệm qua ngân hàng là loại hình tiết kiệm mang tính truyền thống ở các quốc gia, đặc tính của loại hình này là lãi suất ổn định, ít ruỷ ro và nói chung khả năng rủi ro mất vốn là rất ít. Tuy nhiên, trước sức ép của lạm phát, việc mất giá của tiền tệ cũng như lãi suất thấp của các ngân hàng làm cho loại hình đầu tư này trở nên đơn điệu và không đủ sức hấp dẫn đối với công chúng và các nhà đầu tư thích lợi nhuận cao.
Trên thực tế, từng cá nhân riêng lẻ sẽ không tạo ra được vốn lớn, bản thân họ cũng không am hiễu hết các khía cạnh của đầu tư, nên kết quả đầu tư dễ bị phân tán và ít hiệu quả. Nhưng, nếu thông qua một quỹ đầu tư, các nhà đầu tư đơn lẻ có thể tập hợp được một số vốn khá lớn vào trong tay những người biết cách quản lý, để đầu tư vào thị trường chứng khoán thì sẽ cho một hiệu quả cao gấp bội.
Mỗi người trong xã hội chỉ có một số tiền nhỏ, nhưng tập hợp lại sẽ có một số vốn khổng lồ. Số tiết kiệm khổng lồ này sẽ được tập trung thông qua thị trường chứng khoán để đầu tư vào phát triển sản xuất. Như vậy, thị trường chứng khoán đóng vai trò như là một ‘cây cầu’ tập trung vốn và dẫn vốn tù nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Tham khảo các bài viết khác:
+ phát triển kinh tế biển
+ cơ cấu vốn tối ưu
+ Vai trò của thị trường chứng khoán