Tri Thức Cộng Đồng đang cung cấp Dịch vụ làm thuê báo cáo tốt nghiệp,Dịch vụ làm thuê dissertation,Thuê làm luận văn thạc sĩ,… chuyên nghiệp nhất thị trường xin chia sẻ tới bạn về thanh khoản và rủi ro thanh khoản trong ngân hàng.
1/ Thanh khoản ngân hàng
Có nhiều cách tiếp cận và cách hiểu khác nhau liên quan đến tính thanh khoản (dưới góc độ tài sản và dưới góc độ ngân hàng). Tuy nhiên có thể hiểu rằng tính thanh khoản của ngân hàng là trạng thái luôn có trong tay một lượng vốn khả dụng với chi phí thấp đúng tại thời điểm ngân hàng có nhu cầu hoặc khả năng nhanh chóng huy động được vốn thông qua con đường vay nợ hay bán tài sản. Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại được xem như khả năng tức thời (the short-run ability) để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết.
Tính thanh khoản của NHTM luôn phải được nhìn ở trạng thái động, tức là xem xét trong tương quan cung – cầu thanh khoản của ngân hàng trong giai đoạn nhất định. Tương quan cung -cầu về vốn thanh khoản này quyết định trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng tại bất cứ thời điểm nào. Những nhân tố tác động đến cung và cầu thanh khoản sẽ tác động đến trạng thái thanh khoản của NHTM. Cụ thể như sau:
a) Nhân tố tác động đến cầu thanh khoản:
– Các điều kiện kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát. Tăng trưởng kinh tế cao hay trong điều kiện nền kinh tế phát triển khiến cho nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng cao dẫn đến cầu thanh khoản tăng lên và ngược lại. Lạm phát trong nền kinh tế cao cũng là nguyên nhân dẫn đến cầu thanh khoản cao do lạm phát làm mất giá đồng tiền, khi lạm phát tăng cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng, người gửi tiền sẽ rút tiền để đầu từ vào hoạt động khác để đảm bảo giá trị đồng tiền dẫn đến cầu thanh khoản cao.
– Lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Lãi suất huy động có tác động đến nguồn vốn huy động của ngân hàng trong khi lãi suất cho vay có tác động đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Khi lãi suất huy động tăng, nguồn tiền huy động vào ngân hàng sẽ tăng dẫn đến cầu thanh khoản giảm, trong khi lãi suất cho vay tăng khiến các DN giảm nhu cầu vay vốn từ ngân hàng dẫn đến thanh khoản giảm. Ngược lại, lãi suất huy động giảm khiến khách hàng có thể rút tiền khỏi ngân hàng gây ra tình trạng cầu thanh khoản tăng, lãi suất cho vay giảm khiến nhu cầu vay vốn tăng và làm cầu thanh khoản tăng lên.
– Sự khác biệt đáng kể về lợi tức giữa các khoản tiền gửi và các cơ hội đầu tư khác. Nếu như lợi tức của các khoản tiền gửi cao hơn các cơ hội đầu tư khác thì sẽ khiến tiền gửi vào ngân hàng tăng lên và nhu cầu thanh khoản giảm trong khi lợi tức tiền gửi thấp hơn các cơ hội đầu tư khác thì khách hàng sẽ rút tiền đầu tư vào các cơ hội khác và cầu thanh khoản tăng.
b) Nhân tố tác động đến nguồn cung thanh khoản:
– Quy định và chính sách tiền tệ của NHNN. Trong trường hợp chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất huy động tăng cao khiến tiền gửi của khách hàng tăng lên nên cung thanh khoản tăng và ngược lại.
– Các điều kiện kinh tế vĩ mô. Khi các điều kiện kinh tế vĩ mô phát triển thuận lợi, khả năng phát triển của các doanh nghiệp cao hơn dẫn đến nguồn vốn trả nợ ngân hàng dồi dào hơn, nên cung thanh khoản ngân hàng tăng trong khi nên kinh tế khó khăn dẫn đến nợ xấu tăng, khả năng mất vốn lơn nên cung thanh khoản giảm.
– Sự phát triển và tính dễ dàng tiếp cận của thị trường tiền tệ. Thị trương tiền tệ phát triển và dễ tiếp cận khiến nguồn tài trợ cho thanh khoản ngân hàng dễ tiếp cận hơn nên cung thanh khoản tăng trong khi thị trường tiền tệ chậm phát triển gây ra tình trạng nguồn tài trợ thanh khoản giảm do vay mượn từ thị trường này khó hơn nên cung thanh khoản cũng giảm.
– Hoạt động của các thị trường khác như thị trường chứng khoán phái sinh. TTCK phái sinh phát triển cung cấp cho ngân hàng có thể bán các tài sản kinh doanh và đang sử dụng một cách dễ dàng nên cung thanh khoản tăng trong khi thị trường chậm phát triển dẫn đến khả năng bán tài sản khó khăn hơn và cung thanh khoản giảm.
Đánh giá trạng thái thanh khoản:
Trạng thái thanh khoản ròng NPL (net liquidity position) của một ngân hàng
được xác định như sau:
NPL=Tổng cung về thanh khoản – Tổng cầu về thanh khoản
Có ba khả năng có thể xả ra như sau:
Thặng dư thanh khoản: Khi cung thanh khoản vượt quá cầu thanh khoản (NPL>0), ngân hàng đang ở trạng thái thặng dư thanh khoản. Nhà quản trị ngân hàng phải cân nhắc đầu tư số vốn thặng dư này vào đâu để mang lại hiệu quả cho tới khi chúng cần được sử dụng đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai.
Thâm hụt thanh khoản: Khi cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản (NPL<0), ngân hàng phải đối mặt với tình trạng thâm hụt thanh khoản. Nhà quản trị phải xem xét, quyết định nguồn tài trợ thanh khoản lấy từ đâu, bao giờ thì có và chi phí bao nhiêu. Trong trường hợp này, rủi ro rất dễ dàng xảy ra với ngân hàng.
Cân bằng thanh khoản: Khi cung thanh khoản cân bằng với cầu thanh khoản (NPL=0), tình trạng này được gọi là cân bằng thanh khoản. Tuy nhiên, đây là tình trạng rất khó xãy ra trên thực tế.
Rủi ro thanh khoản
  • Khái niệm

Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.
[list]
Xem thêm: luận văn tác động của thanh khoản, rủi ro thanh khoản, thuyết erg