Khái niệm thuế là gì?
Hiện nay khái niệm thuế đã được bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện như sau:
Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung.

Khái niệm thuế là gì?
Phân loại thuế
Lợi ích của việc phân loại thuế là tạo ra một cách tiếp cận tổng hợp đối với cơ cấu thuế. Căn cứ theo đặc điểm, công dụng, chức năng và vai trò của từng loại thuế đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội và tuỳ theo mục tiêu, yêu cầu của quản lý mà người ta có thể đưa ra các cách phân loại thuế khác nhau, từ đó nhằm sử dụng phát huy vai trò tích cực của từng công cụ thuế trong quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Phân loại theo tính chất kỹ thuật
Cách phân loại này được dựa vào các tiêu thức kỹ thuật trong việc đánh thuế, mang tính cổ điển, được sử dụng nhiều nhất và thường là trung tâm của các cuộc tranh luận. Theo cách này, thuế được phân thành các nhóm chủ yếu sau:
– Thuế trực thu và thuế gián thu
* Thuế trực thu
Thuế trực thu là loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân. Thuế trực thu trực tiếp điều tiết vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế
Ở nước ta hiện nay, thuế trực thu bao gồm:
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Thuế thu nhập cá nhân,
+ Thuế chuyển quyền sử dụng đất…
+ Thuế gián thu
Là loại thuế do các nhà sản xuất, thương nhân hoặc người cung cấp dịch vụ nộp cho Nhà nước thông qua việc cộng số thuế này vào giá bán cho người tiêu dùng chịu.
Ở nước ta hiện nay, thuế gián thu bao gồm:
+ Thuế giá trị gia tăng
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt
+ Thuế xuất khẩu,
+ Thuế nhập khẩu.
– Thuế tỷ lệ và thuế luỹ tiến
* Thuế tỷ lệ: là loại thuế áp dụng một thuế suất như nhau đối với mọi đối tượng chịu thuế.
* Thuế lũy tiến là loại thuế áp dụng các thuế suất tăng dần đối với các nhóm đối tượng chịu thuế hoặc toàn bộ đối tượng chịu thuế.
Thông thường, đối với các sắc thuế tiêu dùng thường áp dụng thuế suất tỷ lệ; đối với các sắc thuế thu nhập, thuế tài sản có thể áp dụng thuế suất luỹ tiến.
– Thuế theo mức riêng biệt hoặc thuế theo giá trị
Loại thuế có mức riêng biệt: (cũng có thể được dịch là thuế đặc biệt, quen được gọi là thuế tuyệt đối)
Nếu trong đó, mức thuế suất được xác định bằng mức tiền riêng biệt trên một đơn vị vật chất của đối tượng bị đánh thuế (trọng lượng, khối lượng, diện tích…), độc lập với giá trị tiền tệ của chúng.
* Thuế tính theo giá trị:
Là loại thuế được tính toán bằng cách áp dụng một tỷ lệ (hoặc tỷ lệ phần trăm) trên căn cứ tính thuế.
Phân loại theo tính chất hành chính
Cách phân loại này thường được sử dụng trong kế toán quốc gia, theo đó, dựa vào cách tổ chức quản lý thu và cấp ngân sách thụ hưởng chúng: thuế được phân thành hai loại:
– Thuế nhà nước (quốc gia)
– Thuế địa phương.
Ở Việt Nam, Nhà nước được xây dựng theo nguyên tắc tập trung – dân chủ: Trung ương thống nhất ban hành pháp luật, chính sách; các cấp chính quyền địa phương không được phép ban hành và quản lý thu các loại thuế riêng.
Tất cả các nguồn thu thuế do Nhà nước thống nhất quản lý và việc phân bổ nguồn lực cho các địa phương, phân chia các nguồn thu từ thuế trên địa bàn được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Vì vậy, hiện hành ở nước ta không sử dụng cách phân loại này.
Hi vọng bài viết “Thuế là gì? Các đặc trưng cơ bản của thuế” này sẽ cung cấp những kiến thức mà bạn đang cần.
Xem thêm bài viết: đặc trưng cơ bản của thuế,quá trình nghiên cứu marketing, nhật kí thực tập