1/ Khái niệm marketing và marketing khách sạn
Kinh doanh khách sạn là ngành kinh doanh dịch vụ mà sản phẩm của nó có những nét điển hình khác hẳn với các loại hình hàng hóa, dịch vụ khác. Do những đặc điểm phức tạp của sản phẩm kinh doanh khách sạn mà công việc marketing cũng có những đặc điểm phức tạp hơn so với các ngành kinh doanh hàng hóa thông thường khác.
a/ Marketing là gì?
Marketing là hoạt động của con người gắn liền với các khái niệm nhu cầu, mong muốn, yêu cầu, trao đổi, giao dịch và có quan hệ với thị trường. Đã có rất nhiều người nhầm lẫn marketing với việc bán hàng thông thường hay các hoạt động kích thích bán hàng. Vì vậy họ quan niệm marketing chẳng qua là hệ thống các biện pháp mà người bán sử dụng để cốt làm sao bán được nhiều hàng và thu được nhiều lời nhuận.
Thực ra tiêu thụ chỉ là một trong những khâu của hoạt động marketing của doanh nghiệp. Hơn thế, đó là không phải là khâu quan trọng nhất, tiêu thụ chỉ là một phần nhỏ trong một chuỗi các công việc marketing từ việc phát hiện ra nhu cầu, sản xuất sản phẩm phù hợp yêu cầu đó, sắp xếp hệ thống phân phối hàng hóa một cách có hiệu quả để sản phẩm tiêu thụ được dễ dàng. Cách làm này thể hiện quan điểm marketing hiện đại.

Sự cần thiết của hoạt động marketing khách sạn
Đặc trưng của marketing khách sạn
Bên cạnh những khác biệt giữa marketing phi dịch vụ và marketing dịch vụ, marketing trong ngành khách sạn lại có những đặc trưng khác. Các đặc trưng khác nhau này phát sinh do các khác biệt giữa ngành kinh doanh khách sạn và các ngành dịch vụ khác. Có thể chia làm 2 nhóm: khác biệt chung và khác biệt do hoàn cảnh.
a/ Khác biệt chung
– Một là thời gian tiếp cận khách hàng của kinh doanh khách sạn ít hơn so với các ngành dịch vụ khác nên thời gian “lấy lòng” khách cũng ngắn hơn.
– Hai là sản phẩm khách sạn luôn có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người với người, vì thế cảm xúc chủ quan của cả khách hàng cũng như người đón tiếp có một vai trò quan trọng trong việc đánh giá kết quả của hoạt động marketing. Sự ràng buộc về mặt tình cảm này ở kinh doanh khách sạn lớn hơn ở các ngành kinh doanh dịch vụ khác. Có thể nói rằng sự hấp dẫn của sản phẩm khách sạn dựa rất nhiều vào mối quan hệ tình cảm.
– Ba là các bằng chứng hữu hình của sản phẩm khách sạn có vị trí rất quan trọng đối với việc lấy lòng tin của khách hàng. Một số bằng chứng hữu hình có thể kể tới là tờ rơi quảng cáo, trang phục của nhân viên, giá cả thuê phòng, v.v… Chú ý tới việc quản lý các bằng chứng hữu hình này sẽ rất có ích cho việc củng cố sự yêu mến của các khách hàng tới sản phẩm khách sạn.
– Bốn là uy tín và tầm cỡ của khách sạn đóng vai trò lớn. Quyết định lựa chọn của khách hàng dựa nhiều vào điều này nên các nhà hoạch định chiến lược cần phải biết.
– Năm là vai trò quan trọng của khâu trung gian trong hoạt động kinh doanh khách sạn. Vì thế phải mở rộng hệ thống phân phối và họ sẽ được coi là các chuyên gia bán hàng, kéo khách hàng về với khách sạn của mình.
– Sáu là cách thức hoạt động của các công ty bổ trợ cũng tác động nhiều tới sản phẩm khách sạn. Ví dụ nếu một khách sạn đứng ra tổ chức hội thảo, họ liên kết với một công ty tổ chức sự kiện để tổ chức hội thảo ở khách sạn mình, cung cấp chỗ ở cho các khách tham gia hội họp, việc công ty tổ chức sự kiện hoạt động hiệu quả hay kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mọi quá trình đón tiếp khách hàng của khách sạn.
– Bảy là các dịch vụ trong khách sạn rất dễ bị sao chép. Đây là một thách đố với những người kinh doanh khách sạn khi họ muốn đổi mới, làm khác đi để nâng cao tính cạnh tranh.
– Tám là việc kinh doanh khách sạn mang tính thời vụ rõ nét. Việc khuếch trương sản phẩm vào thời kì mùa vụ là rất cần thiết, tuy nhiên hơn thế đó là việc duy trì quảng bá hình ảnh trong thời kì trái vụ bởi nó sẽ giúp khách hàng có ấn tượng về khách sạn và sẽ tới nghỉ khi họ có quyết định đi du lịch. Càng ngày các “thượng đế” càng kĩ lưỡng trong sự lựa chọn của họ, hiếm ai lựa chọn một khách sạn không có tên tuổi gì hay một khách sạn chỉ thấy quảng cáo nhiều vào mùa du lịch, ngoài ra thì không có tăm hơi gì cả.
b/ Khác biệt do hoàn cảnh
– Một là, những nhà quản lý thành lập khách sạn trong quá khứ rất ít được đào tạo bài bản về hoạt động marketing, khi họ bắt đầu quan tâm tới hoạt động marketing thì các doanh nghiệp của các lĩnh vực khác đã có “Phòng marketing”.
– Hai là các nhà quản lý chưa thực sự coi trọng các kỹ năng của marketing. Trong ngành khách sạn thường có xu hướng coi trọng các kỹ năng nấu nướng, kĩ năng buồng, kỹ năng pha chế đồ uống… hơn là kỹ năng marketing.
– Ba là việc tổ chức trong các khách sạn cũng khác nhau tùy theo quy mô và hạng khách sạn. Thông thường ở các khách sạn, chức năng của “giám đốc kinh doanh” và “giám đốc marketing” thường được trao cho một người trong khi ở các ngành khác thì là do 2 người khác nhau đảm nhiệm.
– Bốn là các tác động của quy định của Nhà nước. Nhìn chung trong hoạt động du lịch cũng như trong hoạt động của các khách sạn, quản lý của Nhà nước có tác động lớn và nhiều khi có xu hướng làm giảm sự năng động, hạn chế linh hoạt trong công tác marketing của các tổ chức này nếu Nhà nước đưa ra các quyết định ít khéo léo, không linh hoạt, không tạo điều kiện cho lĩnh vực này phát triển.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về “hoạt động marketing khách sạn”. Chúc bạn học tập tốt!
Xem thêm: marketing khách sạn , viet luan van tieng anh, viết luận văn thuê ở tphcm