Cách lắp đặt bếp từ âm đúng cách
Khi đã quyết định mua một chiếc bếp từ, bạn muốn thật sự am hiểu về nó kể cả việc nhìn nhân viên cửa hàng lắp đặt bếp. Hiểu được những gì bạn cần, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách lắp đặt bếp từ âm một cách tỉ mỉ nhất.
Nếu lắp đặt bếp từ không đúng cách, bạn sẽ không thể tận dụng được tối đa hiệu suất của thiết bị, thậm chí có thể dẫn đến hỏng hóc không đáng có cho bếp. Bếp từ được lắp đặt đúng kỹ thuật còn tránh được một số tai nạn không đáng có như cháy, chập mạch hay sử dụng không tiện lợi. Tham khảo thêm: bếp từ Arber AB-899s
Bếp từ khi họat động, các linh kiện bên trong bếp sinh ra một lượng nhiệt khá lớn, lượng nhiệt này sẽ thoát ra đáy bếp và bên hông bếp. Yêu cầu quan trọng nhất là khi lắp bếp phần đáy bếp và hông bếp phải được thông thoáng, giải nhiệt tốt, qua đó giúp cho bếp làm việc được ổn định và bền bỉ hơn. Nên thông thường, để đảm bảo độ thông thoáng cho bếp đồng thời tránh con trùng chuột bọ cắn dây bếp, bạn nên tạo lỗ thông gió cho bếp và mua lưới chống côn trùng dán lên trên lỗ thông gió đó.
Khoét đá
Bếp từ âm có đang dạng mẫu mã nên cũng đa dạng kích thước. Mỗi dòng bếp có một kích thước khoét đá riêng.Chính vì vậy mặt đá (mặt đá tự nhiên, mặt đá nhân tạo, mặt gỗ…) phải được khoét đúng theo kích thước mặt dưới của từng loại bếp. Nên giải pháp thông minh nhất là mua bếp về mới thiết kế mặt đá và khoét đá. Như vậy sẽ tránh được tình trạng mất công và lãng phí tiền của trong việc sửa đi sửa lại mà còn mất thẩm mỹ. Nếu đã có mặt đá và khoét đá sẵn của bếp ga âm hoặc bếp từ cũ thì khi mua bếp từ mới nên chọn loại bếp có kích thước khoát đá tương ứng
Còn về mặt kỹ thuật khoét đá thì không được khoét lỗ đặt bếp lớn hơn quá 1cm theo mỗi chiều của đáy bếp, việc khoét lỗ rộng hơn kích thước yêu cầu của bếp sẽ dẫn tới việc mặt kính hoặc mặt Inox của bếp trở thành điểm chịu lực nén. Bếp có thể vỡ mặt kính hoặc biến dạng mặt inox. Tham khảo thêm: bếp từ arber AB-384
Vị trí đặt bếp
Không nên đặt bếp ở gần các loại bếp khác, trên máy giặt, tủ lạnh hoặc tủ đông vì những thiết bị này sẽ tạo ra độ ẩm và làm nước ngưng tụ hoặc đặt sát tường.
Khoảng cách đặt bếp lý tưởng, đảm bảo an toàn như sau:
- Khoảng cách tối thiểu từ mặt bếp tới kệ tủ bếp hoặc hút mùi là 650mm.
- Khoảng cách mép trong và mép ngoài mặt đá tới viền bếp là 150mm
- Đảm bảo khoảng không gian hở giữa đáy bếp và vách ngăn bên dưới là 15mm.
- Sau khi đặt bếp vào vị trí lỗ khoét, sẽ bắt đai giữ bếp với mặt bàn đá để chống xê dịch thiết bị bếp.
Kết nối nguồn điện
Nguồn điện sử dụng cho điện gia đình tại nước ta thông thường là 220V. Vì vậy, trong trường hợp bếp từ có cùng điện áp thì bạn vô tư dùng luôn còn trường hợp bếp từ sử dụng mức điện áp 100 – 127V (điện áp này thường được dùng ở Bắc Mỹ, một số nước Nam Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan) bạn cần sử dụng bộ chuyển điện áp từ 220V xuống với mức điện áp đó. Việc sử dụng nguồn điện áp không thích hợp với bếp từ sẽ gây ra hiện tượng cháy hoặc hỏng bếp, rất nguy hiểm.
Dây điện của bếp có 5 sợi dây, sẽ đấu dây như sau:
- Dây mầu Nâu + mầu Đen: Đấu với nhau và đấu vào pha lửa (L) của nguồn điện.
- Dây mầu Xanh + mầu Trắng: Đấu với nhau và đấu vào pha nguội (N) của nguồn điện.
- Dây màu Vàng xọc Xanh đấu vào dây tiếp đất.
Việc kết nối điện phải đảm bảo bằng các cầu nối điện hoặc phích cắm, ổ cắm, Aptomat loại 16A hoặc 32A là tốt nhất
Anh chị quan tâm tham khảo thêm bài viết: bếp từ arber AB-401