Phép lịch sự không phải tự nhiên có, mà do quá trình dạy dỗ và rèn luyện. Cha mẹ cần cho con nhận ra và hiểu rằng, cuộc sống là sự cho đi - nhận lại về lòng tôn trọng và sự biết ơn giữa mọi người. Vì vậy, bạn cần hướng dẫn bé biết cư xử đúng đắn ngay từ ở… bàn ăn.







* Tư thế: Trước 3 tuổi, bạn khó có thể đòi hỏi bé cư xử đúng đắn ở bàn ăn, vì bé chưa có khả năng làm điều đó. Qua tuổi này, bạn bắt đầu giúp bé chọn một vị trí ngồi thuận lợi, đảm bảo ghế của bé không quá xa và cũng không quá gần bàn ăn (có thể đặt một chiếc gối để bé ngồi đủ độ cao). Đồng thời, giải thích với bé là không được đặt khuỷu tay lên bàn và phải ngồi ngay ngắn, không được chạy nhảy, không nghịch ngợm khi ăn.

* Ăn bằng tay: Từ 2 tuổi trở đi, em bé đã đủ lớn để cầm một chiếc thìa nhỏ và lấy những miếng thức ăn mà bạn đã cắt. Nếu chưa làm được, là vì kỹ năng của bé còn chưa phát triển đủ và cần sự giúp đỡ của bạn. Về sau, bé sẽ nhận ra phải đưa thực phẩm vào miệng chứ không phải ngược lại.

* Nói khi miệng đầy thức ăn: Nếu bé muốn nói điều gì đó, nên nhắc con tốt hơn hết là hãy nuốt xong thức ăn rồi hãy nói. Như vậy, người khác sẽ hiểu hơn và tránh cho những người ngồi cùng bàn ăn một cảnh không được lịch sự lắm. Bạn hãy giải thích rằng, bé phải ngậm miệng khi nhai và không nhai quá to, vì như thế vừa ảnh hưởng tới người khác và vừa mất lịch sự.

* Đứng dậy khỏi bàn ăn: Một nguyên tắc mà bạn cần dạy bé, là có thể rời bàn ăn sau khi đã ăn xong và xin phép bố mẹ. Đồng thời, bạn cũng là người quyết định có muốn bé đợi đến khi mọi người đều được phục vụ, rồi mới bắt đầu bữa ăn hay không. Tuy nhiên, hãy luôn tôn trọng thói quen và nhịp sống của bé.

* Thử tất cả: “Ôi, không ngon đâu!” - trước khi nói ra để bé không thích ăn một món đồ gì, bạn nên cho bé thử. Đừng ép, nếu bạn thấy bé dừng lại. Bởi điều quan trọng, là bé tò mò khi đối diện với những điều mới mẻ mà không chút hoài nghi nào. Chưa kể cũng như bạn, bé có quyền không thích một món ăn nào đó.

* Dùng khăn ăn, không phải tay áo: Nếu nước sốt cà chua dính trên miệng bé, bạn hãy nhanh chóng dùng khăn ăn của bé để lau. Hãy để bé chọn cho mình một chiếc khăn ăn yêu thích, mua cho bé một vòng dây buộc khăn ăn ngộ nghĩnh và để bé tự gấp khăn ăn lại sau mỗi lần ăn. Nếu có thể, hãy để bé mang một chiếc khăn ăn đến nhà trẻ.

* Ở nhà hàng: Khi ra ăn ngoài, những bữa ăn có thể còn kéo dài hơn bữa ăn ở nhà và mọi người lại không thể nhúc nhích nữa. Để tránh làm bé chán, hãy chuẩn bị những cuốn sách hay thứ gì đó giúp bé quan tâm. Một số nơi chuẩn bị sẵn đồ chơi trẻ em, hãy nghĩ đến việc mượn đồ chơi từ họ. Nếu con bạn còn quá nhỏ, đừng yêu cầu bé phải ngồi liền trong ba tiếng đồng hồ, vì bé không thể làm được điều đó.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn