Uống trà từ lâu đã được coi là một thói quen lành mạnh, một hơi thở tuyệt vời trong văn hóa Việt. Có thể nói, trà là một sợi dây đặc biệt kết nối con người, là một nét đẹp đặc sắc trong văn hóa giao tiếp của người Việt ta. Hôm nay, hãy để chúng tôi giúp bạn hiểu rõ hơn về văn hóa uống trà trong đời sống của người Việt.
Nguồn gốc của trà : ở Trung Hoa, nguồn gốc của trà có thể tìm được thấy khoảng hơn 4.000 năm trước. Và câu chuyện được coi như huyền sử của trà dường như mang một dáng vẻ thần thoại hơn là sự thật. Chuyện kể rằng vua Thần nông khi tuần thú phương Nam, đã vô tình uống được một thứ lá cây rơi trong nồi nước đang sôi. Thức uống này nhanh chóng làm cho tinh thần sảng khoái phấn chấn nên ông gọi đó là "chè”.

Tác dụng với sức khỏe : Trong chè có rất nhiều khoáng chất sinh học. Chúng ta có thể dễ dàng kể đến như polyphenol, các alkaloid, aminoaxit, vitamin, flavonoid, flour, tanin, saponin... Sau quá trình dài nghiên cứu, các nhà khoa học nhận ra đây là một kho tàng của hoạt chất sinh học và có thể chia ra thành 12 nhóm.

Với nhiều nhóm hoạt chất sinh học trong mình, trà xanh đối với sức khỏe con người có rất nhiều lợi ích. Đầu tiên phải kể đến chính là khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Trong trà xanh chứa nhiều chất oxi hóa, đặc biệt phải kể đến EGCG - hoạt chất mạnh gấp 100 lần vitamin C và với vitamin E là 25 lần. Điều này giúp các tế bào của bạn khó bị phá hủy bởi bệnh ung thư, đồng thời chặn đứng khả năng di căn của khối u nếu mắc. Uống trà còn giúp mọi người cải thiện sức đề kháng và hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, xương, gan, đặc biệt rất tốt trong chăm sóc da.

Mỗi nước có cách uống trà riêng : Ở mỗi nước khác nhau, phong cách uống trà cũng thay đổi, phù hợp với từng phong tục, tập quán của nơi đó. Trong đó, tại Nhật Bản và Trung Quốc, uống trà từng được coi như một tôn giáo, là thứ được nâng lên đến tầm nghệ thuật.
Còn ở Việt Nam, chúng ta có Phong trà, thể hiện phong phú những khía cạnh văn hoá ứng xử của người dân ta. Đồng thời, cách ẩm trà của người Việt cũng có những nét đặc biệt rất riêng, rất độc đáo. Các bậc tiền nhân xưa đã cho rằng, ẩm trà là cả một nghệ thuật. Mà một khi đã là nghệ thuật thì phi công thức, là dựa vào cảm nhận chứ không máy móc khoa trương hay rập khuôn.

Việc uống trà của các bậc tiền nhân xưa cũng có rất nhiều nét riêng. Trước khi uống thì phải dùng mũi để cảm nhận hương vị của trà. Lúc này mới từ từ hạ xuống miệng, uống một ngụm nhỏ và cảm nhận vị lan trong miệng. Đầu tiên sẽ thấy có chút đắng chát, chân răng chặt lại, miệng chép liền mấy cái thì cảm thấy có vị ngọt dịu. Người ta không uống một hơi hết cả li mà vừa uống, cảm nhận và luận về trà. Mùi vị của trà thường không thể lẫn vào đâu được, không chỉ bởi thành phần mà còn bởi cách làm ra nó cũng đặc biệt không kém. Đó cũng chính là nét đặc biệt khi uống trà mà bạn không thể cảm nhận từ việc uống các thức uống khác. Bởi lẽ uống trà chính là cảm nhận quá trình làm ra trà.

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng tại sao uống trà lại có thể trở thành một nét đẹp văn hóa trong phong tục ứng xử của người Việt hay chưa? Từ nửa sau của thiên niên kỷ thứ nhất, người Nam đã trồng chè ở các miền đồi núi trung du và châu thổ. Trà Việt ngon và được trân quý như sản vật, một thức uống có giá trị cao. Chẳng vậy mà con trai Đinh Bộ Lĩnh, khi đi cống Trung Quốc thời Tống Thái Tổ tiến cống vàng, lụa, sừng tê, ngà voi, trà thơm.

>>> Xem thêm : trà chanh bạc hà - Thưởng trà đúng điệu nên chú ý đến 5 đặc điểm này