Khi bị dị ứng mỹ phẩm, bạn chẳng những không thể làm đẹp như mong muốn mà còn có nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe.

Dị ứng mỹ phẩm là tình trạng phản ứng không mong muốn xảy ra trên cơ thể do sử dụng một sản phẩm mỹ phẩm. Triệu chứng dị ứng mỹ phẩm có thể thay đổi từ phản ứng nhẹ trên da đến các triệu chứng nghiêm trọng khác. Đôi lúc làn da của bạn sẽ phản ứng ngay lập tức với mỹ phẩm, nhưng cũng có thể mất vài năm mới có dấu hiệu dị ứng.

Bạn có thể dị ứng với bất kỳ sản phẩm nào từ các sản phẩm chăm sóc tóc, trang điểm đến nước hoa và kem dưỡng da. Dưới đây bạn hãy cùng tìm hiểu về dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm, các thành phần có thể gây kích ứng, cách phòng ngừa và cách xử lý khi bị dị ứng mỹ phẩm nhé!

>>> Xem thêm: căng da mặt hết bao nhiêu tiền

>>> Xem thêm: căng da mặt bằng chỉ vàng

>>> Xem thêm: bác sĩ căng da giỏi tại tphcm


Dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm

Một số mỹ phẩm có thể gây viêm da tiếp xúc (tình trạng da bị ngứa, đỏ, phát ban…). Có hai loại viêm da chính do các sản phẩm mỹ phẩm gây ra bao gồm:

Viêm da tiếp xúc kích ứng
Viêm da tiếp xúc kích ứng là tình trạng da kích ứng và nhạy cảm khi tiếp xúc với một số hóa chất mỹ phẩm. Loại phản ứng này phát triển nhanh chóng, chỉ trong vài phút hoặc vài giờ tiếp xúc. Tuy nhiên, đôi khi làn da của bạn có thể mất vài ngày hoặc vài tuần mới xuất hiện triệu chứng.

Thông thường, viêm da tiếp xúc kích ứng có thể dễ bị nhầm lẫn với phản ứng dị ứng, mặc dù có một số triệu chứng giống nhau. Điều này là do chỉ có làn da của bạn phản ứng với thành phần, không phải tổng thể hệ thống miễn dịch. Nói cách khác, viêm da tiếp xúc kích thích là một tình trạng phổ biến xảy ra ở phần da bạn sử dụng mỹ phẩm.

Viêm da tiếp xúc dị ứng
Viêm da tiếp xúc dị ứng là tình trạng cơ thể phản ứng dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong mỹ phẩm. Loại phản ứng dị ứng này thường nghiêm trọng và dữ dội. Tình trạng này thường mất 12 giờ để hiển thị các dấu hiệu ban đầu và dần rõ rệt hơn trong khoảng 48 giờ tiếp xúc.

So với các bộ phận khác trên cơ thể, khuôn mặt của bạn tiếp xúc nhiều nhất với mỹ phẩm. Đó là lý do tại sao trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng xuất hiện chủ yếu trên khuôn mặt. Một số triệu chứng phổ biến của phản ứng dị ứng bao gồm:

- Ngứa ngáy
- Chảy nước mắt
- Sưng môi và lưỡi
- Cảm giác đau nhói
- Mắt đỏ, sưng và ngứa
- Nổi mề đay và phát ban
- Da bong tróc, sần sùi hoặc sờ giống như giấy nhám
- Xuất hiện các chấm và đốm giống như mụn đỏ trên da
- Thành phần kích thích dị ứng mỹ phẩm

Các thành phần trong mỹ phẩm có thể khiến bạn bị dị ứng mỹ phẩm bao gồm:

1. Chất có mùi thơm
Không chỉ riêng nước hoa, mà ngay cả các loại kem chăm sóc da, serum, dầu gội hay các sản phẩm mỹ phẩm khác có mùi thơm khác cũng có thể gây dị ứng da. Người bị dị ứng với mùi thơm có thể bị phát ban, hắt hơi, khò khè hoặc đau đầu, hay thậm chí có thể gây ra vấn đề hô hấp. Ngay cả những sản phẩm được dán nhãn là không có mùi hương cũng thường chứa một chút hóa chất để lấn át mùi thành phần và tạo ra hiệu ứng không có mùi hương.

Nếu bạn bị dị ứng với sản phẩm có mùi, hãy chuyển sang các sản phẩm không có mùi thơm hoặc sản phẩm hương tự nhiên lành tính.

2. Kim loại
Các thành phần kim loại như kẽm, coban, sắt, chì, thủy ngân và nhôm được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân như sơn móng tay, bút kẻ mắt, son môi và thậm chí cả kem đánh răng. Một số người có da nhạy cảm có thể bị dị ứng với những chất này.

Cách tốt nhất là bạn nên chuyển sang trang điểm loại sử dụng thành phần khoáng chất và chất khử mùi tự nhiên, tránh sử dụng mỹ phẩm có chứa sắc tố kim loại. Ngoài ra, trước khi dùng bất kỳ sản phẩm mới nào, bạn hãy bôi thử trên da tay để kiểm tra phản ứng.

3. Chất làm sạch
Natri laureth sulfate và natri lauryl sulfate là chất tẩy rửa phổ biến được sử dụng trong hầu hết mọi sản phẩm làm sạch, như sữa tắm, dầu gội và xà phòng trẻ em. Những chất này có thể gây kích ứng da, da khô và phát ban. Do đó bạn hãy kiểm tra kỹ thành phần trước khi sử dụng, đồng thời có thể thử dùng xà phòng, dầu gội và sữa tắm hữu cơ.

4. Chất làm mềm da
Chất làm mềm da vốn không xấu vì chúng thực sự mang lại hiệu quả cho làn da của bạn. Vấn đề là không phải tất cả các chất làm mềm da đều phù hợp với mọi loại da. Các chất làm mềm phổ biến nhất được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm bao gồm bơ ca cao, lanolin, isopropyl palmitate, isosterate, bơ dừa và myristyl lactate. Những chất làm mềm da này có thể gây ra mụn, đặc biệt là nếu bạn có làn da dễ bị mụn trứng cá.

Nếu bạn có làn da nhờn và dễ bị mụn trứng cá, bạn hãy sử dụng kem nền dạng nước và không gây mụn. Điều này sẽ giữ ẩm cho làn da mà không gây ra mụn.

5. Tinh dầu
Thông thường việc sử dụng tinh dầu thiên nhiên là một trong những cách hiệu quả an toàn cho làn da. Tuy nhiên bạn vẫn có thể có nguy cơ bị dị ứng với các thành phần tự nhiên. Ngày nay, tinh dầu có thể được tìm thấy trong các loại kem, huyết thanh, sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết và hầu hết tất cả các sản phẩm chăm sóc da.

Tinh dầu rất tốt cho những người có thể sử dụng được mà không gây hại. Tuy nhiên nếu bạn bị dị ứng với tinh dầu, chúng có thể gây phát ban, khiến da khô, nổi mụn, đỏ và các phản ứng dị ứng khác.

6. Axit cho da mặt
Axit dùng cho da mặt có thể gây ra phản ứng ban đầu, thường không phải là phản ứng dị ứng. Axit có thể gây ra sự tróc da, xuất hiện mụn và làm khô da. Điều này do các axit dùng cho da mặt, chẳng hạn như axit salicylic và retinol thúc đẩy tổng hợp collagen, có thể phá vỡ cấu trúc làn da ban đầu.

Cách tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ da liễu trước khi sử dụng axit cho da mặt. Họ là chuyên gia có thể giúp bạn hiểu sâu hơn về làn da của bạn và cách phản ứng với các sản phẩm.