Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp ở trẻ, nhất là các bé từ 6 tháng đến 2 tuổi. Biểu hiện của bệnh là đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần/ ngày, có thể kèm theo nôn, sốt, chán ăn, bị mất nước và rối loạn điện giải. Tiêu chảy cấp có thể dẫn tới tử vong.







<strong style="text-align: justify;">Đề phòng và điều trị mất nước tại nhà[/B]
Cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường, vẫn cho bú đều, bú lâu hơn mỗi lần và tăng số lần bú. Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, cho uống thêm Oresol hoặc nước đun sôi để nguội. Trẻ không bú mẹ hoàn toàn thì cho uống thêm các loại nước như: Oresol, cháo muối, canh, hoa quả (chuối, hồng xiêm), cà rốt muối đường... Trẻ dưới 2 tuổi, mỗi lần uống từ 50 - 100ml và khoảng 100 – 200ml cho trẻ từ 2 – 10 tuổi. Nếu trẻ bị mất nước và có bất cứ dấu hiệu nào như rất khát, có máu trong phân, không uống được hoặc bỏ bú, sốt hoặc sốt cao..., cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế.

* Các loại nước dung dịch:

+ ORZ (Oresol): Pha 1 gói vào 1 lít nước sạch đun sôi để nguội (hoặc 1 lượng thích hợp tuỳ theo chỉ dẫn) và cho trẻ uống trong vòng 24 giờ.
+ Nước cháo muối: Cho 1 nắm gạo, 1 nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch vào nấu cháo, lọc lấy nước cho trẻ uống dần.
+ Nước chuối, hồng xiêm: Xay hoặc nghiền nát 5 quả chuối hoặc hồng xiêm với 1 lít nước sôi để nguội và 1 thìa cà phê gạt ngang muối ăn, cho trẻ uống dần.
Chế độ ăn cho trẻ tiêu chảy
Cần khuyến khích cho trẻ ăn càng nhiều càng tốt, khoảng 6 lần/ ngày hoặc nhiều hơn. Nếu không, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng sau khi khỏi tiêu chảy. Sau khi khỏi bệnh, cần cho ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong 2 tuần liền, để giúp bé phục hồi nhanh. Trẻ dưới 6 tháng, vẫn tiếp tục cho bú và tăng số lần bú. Trên 6 tháng thì ngoài sữa mẹ, cần cho trẻ ăn nhiều bữa, ăn ít một. Thức ăn nên nấu kỹ, mềm, giúp dễ tiêu hoá và cho ăn ngay sau khi nấu. Cho ăn thức ăn đã được nấu sẵn thì cần phải đun lại.
Để giúp trẻ tăng cường dinh dưỡng, năng lượng, cung cấp kali, bổ sung kẽm, loại hút độc và làm đặc phân, bạn cần cho con ăn các loại thực phẩm nhưthịt nạc, trứng, sữa, dầu ăn, chuối, hồng xiêm, thịt gà, cà rốt… Đồng thời, không cho trẻ dùng các loại thực phẩm như nước giải khát công nghiệp, thức ăn có nhiều đường, thức ăn khó tiêu hoá, nhiều chất xơ (măng, rau thô…), các loại tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ…).

* Thực đơn theo độ tuổi:

+ Từ 3 – 6 tháng: Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày. Nếu mẹ không có sữa, cho bé ăn sữa bò hoặc sữa đậu tương (không cho đường vào sữa).
+ Từ 6 – 9 tháng: Mỗi ngày, cho trẻ ăn 3 - 4 bữa bột thịt cà rốt, 2 - 3 thìa cà phê bột gạo, 10 - 20g thịt gà hoặc thịt lợn nạc, 30 – 50g (1/3 đến 1/2 củ) cà rốt, khoảng 5ml (1 thìa cà phê) dầu ăn và 1 – 2 quả chuối chín hoặc hồng xiêm.
+ Từ 9 – 12 tháng: Mỗi ngày, cho trẻ ăn 3 - 4 bữa bột thịt cà rốt, 3 - 4 thìa cà phê bột gạo, 20 - 30g thịt gà hoặc thịt lợn nạc, 50g (1/2 củ) cà rốt, 5ml dầu ăn và 1 – 2 quả chuối chín hoặc hồng xiêm.
<em style="text-align: justify;">+ Từ 1 tuổi trở lên:[/I] Bú mẹ hoặc uống sữa (sữa đậu tương hoặc sữa không có đường Lactose) nhiều lần trong ngày. Đồng thời, ăn từ 4 – 5 bữa cháo thịt gà hoặc thịt lợn nạc và 2 - 3 quả chuối chín hoặc hồng xiêm.
BS Nguyễn Thị Xuân Nguyên (Trưởng Khoa Dinh dưỡng – BV Xanh Pôn)



Nguồn SKĐS




Theo bau.vn