Trong giáo dục trẻ thơ, việc bồi dưỡng tính cách luôn được đặt lên hang đầu. Và, 6 tính cách vàng sau đây được xem là nền tảng cho một nhân cách tốt mà bạn cần giúp trẻ hình thành ngay từ khi còn nhỏ.





<strong style="text-align: justify;">1. Hoạt bát[/B]<strong style="text-align: justify;">và vui vẻ[/B]: Vui vẻ chính là khi trẻ thích cười, ít khóc, vô lo nghĩ. Còn hoạt bát lại rộng hơn, nó không chỉ là sự hiếu động, càng không phải là thích gây ồn ào. Một đứa trẻ hoạt bát sẽ có những biểu lộ phong phú và sinh động trên khuôn mặt, luôn mỉm cười, hào hứng và thích chơi đùa với người lớn. Ngoài việc phát âm, biểu đạt rõ ràng, thích nghe và kể chuyện, giải câu đố…, thì trí lực cũng khá linh động. Trẻ có thể ghi nhớ rất nhanh những vật, những chuyện thấy và nghe qua, nhận biết rõ về màu sắc, hình dạng, phương hướng. Bên cạnh đó, trẻ cũngcó đôi tay khéo léo và linh hoạt, biết lao động, chăm sóc động vật, trồng hoa cỏ… Ngoài ra, trẻ cũng có một thân thể và tư tưởng hoạt bát, thông qua các biểu hiện nhưbiết ca hát, nhảy múa, thích chơi trò chơi, ưa vận động, thích đặt vấn đề, thảo luận, nhận biết chữ và đọc sách.


2.
Yên tĩnhvà chuyên chú:Người không thể tĩnh lặng và chuyên tâm thì khó mà làm nên đại sự. Nội tại của tính hoạt bát lại chính là sự bình tâm. Đồng thời, một đứa trẻ chuyên chú thì dù chơi đùa cũng có thể chơi rất chuyên tâm, dường như đặt cả tâm trí vào trò chơi đó và đạt được niềm vui lớn nhất. Ngược lại, nếu trẻ không chuyên chú thì không thể có được sự bình lặng, sự chú ý dễ bị phân tán. Tình trạng này khi bước vào giai đoạn tiểu học rất khó uốn nắn lại, sự phát triển trí lực cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
3.Dũng cảm và tự tin:Tính dũng cảm tự tin khi còn là trẻ con chủ yếu biểu hiện ở chỗ, trẻ không sợ bóng đêm, ma quỷ, không sợ ở một mình, động vật nhỏ hay người lạ, môi trường lạ v.v… Nếu cảm giác được bản thân là một đứa trẻ rất đáng yêu, cho dù chỉ là cảm giác trong tiềm thức, trẻ cũng sẽ bộc lộ được lòng tự tin. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt sự tự tin này với tính kiêu ngạo, vô lễ, thiếu chiện chí. Đó là hai mặt tính cách rất khác nhau.
4. Chăm chỉ và lương thiện:Một người từ nhỏ đã biết lao động, lấy lao động làm niềm vui thì sẽ luôn biết quan tâm đến người khác. Những lúc bạn đi làm về, trẻ có thể giúp bạn xếp lại giày dép hay cầm giúp đồ đạc. Khi ấy, những lời khen kiểu như “Con ngoan quá! Con của mẹ chăm chỉ quá!...” chính là sự khẳng định tốt nhất dành cho trẻ. Tập cho trẻ từ nhỏ biết quan tâm đến người thân và những người xung quanh, có thể góp phần hình thành nhân cách cao thượng, có đạo đức khi trẻ trưởng thành.

5.
Tinh thần độc lập:Tính cách độc lập từ nhỏ được biểu hiện ở chỗ, trẻ biết tự đi ngủ, tự ngồi và chơi. Từ sau 1 tuổi, trẻ có thể tự ăn cơm và ăn rất giỏi, rất nhanh. Sau khi biết đi, trẻ có thể tự làm những điều mình thích. Tính tự lập từ những vấn đề rất nhỏ này sẽ giúp trẻ học được tinh thần có trách nhiệm và không ỷ lại về sau.
6.Tính sáng tạo:Đó là khi trẻ thích xem, nghe, sờ, làm, hỏi, ghi nhớ… đối với những sự vật, sự việc mới mẻ, hoặc thích tự mình chạm vào và nghĩ cách để chơi đùa hay tự chế ra những đồ vật nhỏ v.v... Bạn hãy giúp trẻ luôn biết cách sáng tạo bằng một tinh thần ham tìm tòi, tư duy hai chiều và lan rộng.
Phương Lê (tạp chí Bầu)








Nguồn SKĐS




Theo bau.vn