Ở trẻ hiếu động, năng lượng trong cơ thể thường ở mức dư thừa dẫn đến việc bé phải hoạt động quá mức để tiêu hao bớt năng lượng. Một số giải pháp, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng kèm theo sinh hoạt thường nhật có thể giúp trẻ bình ổn tâm lý tốt hơn.






Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Nghiên cứu cho biết, tính hiếu động có liên quan với chế độ dinh dưỡng của trẻ. Bạn cần tránh cho trẻ ăn uống quá độ, duy trì chế độ cân bằng và khỏe mạnh. Những giải pháp ăn uống sau có thể giúp kiểm soát tính hiếu động một cách hiệu quả:
- Thực phẩm chứa nhiều protein như thịt nạc, cá, sữa, lòng trắng trứng và đậu nành.
- Hạt lanh và dầu từ loại hạt này chứa nhiều chất béo omega-3, giúp bình ổn tính hiếu động và kích thích năng lực tập trung cũng như khả năng tiếp thu của trẻ. Bạn có thể thêm một vài muỗng cà phê dầu vào bột khi chế biến món bánh mì hoặc món xà lách trộn để trẻ thêm ngon miệng.
- Các loại thực phẩm giúp duy trì năng lượng lâu dài cho cơ thể khi hoạt động nhiều hay chơi thể thao.
- Rau lá xanh rất tốt cho trẻ.
- Thịt gà, gan và cá (cá hồi, cá mòi…) chứa nhiều carbohydrate, kéo dài năng lượng, tốt cho não bộ và giúp não phát triển. Cá biển và hải sản là nguồn cung cấp sắt và kẽm có lợi cho não bộ của trẻ.
- Trái cây và các chế phẩm chứa nhiều canxi.
- Các khoáng chất như canxi và magie có tác động rất tốt đến sự bình tĩnh của trẻ, đặc biệt là vào thời gian cuối ngày.
- Đảm bảo cung cấp đủ vitamin B hàng ngày, bao gồm bột ngũ cốc, gạo, thịt gia cầm, trứng, sữa. Bổ sung vitamin C bằng các loại trái cây như ớt xanh, cà chua…
Sinh hoạt lành mạnh
Nếu trẻ tỏ ra hiếu động sau giờ tan học về nhà, hãy cho trẻ tắm nước ấm có pha vài giọt tinh dầu. Cách này không chỉ làm dịu tâm lý mà còn giúp trẻ giảm căng thẳng tinh thần, mang lại tâm trạng bình an và yên tĩnh. Nếu trẻ tỏ ra mất kiểm soát, tức giận quá độ, bạn hãy dạy trẻ cách thở sâu. Có thể khuyến khích trẻ dành thời gian để tham gia những sở thích theo chọn lựa của chúng. Điều này giúp đầu óc trẻ luôn “bận rộn” với công việc. Khi trẻ hoạt động, bạn có thể ở cạnh bên và thường xuyên thay đổi hình thức hoạt động, bởi các bé hiếu động rất mau chán với những gì đơn điệu, có khuynh hướng lặp đi lặp lại.

Thực phẩm cần tránh

Bác sĩ Benjamin Feingold (Mỹ) cho biết: “Khoảng 40 - 50% trẻ hiếu động có khuynh hướng nhạy cảm với những thực phẩm chứa chất phụ gia, mùi hương, chất bảo quản và phẩm màu”. Nghiên cứu trên 1.200 trường hợp còn phát hiện, có mối tương quan giữa thực phẩm chứa chất phụ gia và những rối loạn về hành vi ở trẻ nhỏ. Trẻ tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa chất phụ gia dễ dẫn đến suy nhược, hiếu động, nhức đầu, dị ứng… bởi những hóa chất gây hại cho sức khỏe. Bạn nên tránh những loại thực phẩm sau cho trẻ:
- Nước xô đa, thức uống chứa chất làm ngọt nhân tạo, sữa chế biến sẵn và một số chế phẩm từ sữa nhiều chất béo, chocolate, thực phẩm khô và thực phẩm đóng gói sẵn.
- Thực phẩm chứa màu nhân tạo như kem, ngũ cốc, kẹo…
- Chế phẩm từ lúa mì, loại không được chế biến từ lúa mì nguyên cám.

- Thực phẩm chứa phụ gia làm ngọt nhân tạo tác động đến chức năng hoạt động của thần kinh, tâm trạng và gây thay đổi hành vi ở trẻ.
Thùy Như (bau.vn)


Nguồn SKĐS




Theo bau.vn