Vai trò của hơn 70 enzyme trong tiêu hóa và chuyển hóa phụ thuộc vào kẽm. Do vậy, nguyên tố này đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể con người, đặc biệt là ở trẻ em.





Sự nguy hiểm của việc thiếu kẽm
* Gây chậm phát triển: Thiếu kẽm ở trẻ nhỏ dẫn đến còi cọc, có thể chậm phát triển trí tuệ và thể chất. Nó còn gây ra tình trạng đau khớp vì trong xương có chứa một lượng lớn kẽm. Khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng hệ thống miễn dịch nên nó khiến các vết thương khó lành hơn nếu thiếu kẽm. Ngoài ra, thiếu kẽm còn gây ra một số rối loạn về da như mụn trứng cá, bệnh eczema, da thô ráp, khô và dễ bị dị ứng.
* Ảnh hưởng đến não bộ: Các phần của bộ não chịu trách nhiệm kiểm soát cảm xúc, đòi hỏi một lượng kẽm cần thiết. Thiếu chúng, có thể gây ra chứng rối loạn não bộ và có thể dẫn đến chậm phát triển trí tuệ nhẹ hoặc nặng, chứng khó đọc và các vấn đề khác liên quan đến phát triển tâm thần. Ngoài ra, nó còn có thể gây ra mệt mỏi về tinh thần và trầm cảm ở trẻ em. Vì vậy, việc cung cấp cho các bé những thức ăn giàu kẽm là vô cùng quan trọng.
* Viêm phổi: Loại bệnh nguy hiểm này rất thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc có hệ miễn dịch yếu do bị suy dinh dưỡng hoặc bệnh tật. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 2 triệu trẻ em chết vì viêm phổi, phần lớn tập trung ở các nước đang phát triển. Đối với trẻ nhỏ bị viêm phổi cấp, kẽm có khả năng đẩy nhanh quá trình hồi phục. Theo các nhà khoa học, khoáng chất này rất hiệu quả trong việc làm giảm sưng viêm và tắc nghẽn đường hô hấp. Điểm trắng trên móng tay là một trong những biểu hiện cho thấy sự thiếu hụt kẽm trong cơ thể.

Lượng kẽm cần thiết

Hội đồng Thực phẩm và Dinh dưỡng của Viện Y học Mỹ đưa ra lời khuyên, trong 3 tháng đầu đời, mỗi ngày em bé cần 120 - 140mcg kẽm cho 1kg thể trọng. Nhu cầu này giảm dần và đến 6 - 12 tháng chỉ còn 1/4. Ở tuổi dậy thì, do cơ thể tăng trưởng nhanh nên nhu cầu kẽm lại tăng vọt, khoảng 0,5mg/ ngày. Phụ nữ mang thai cần 100mg kẽm trong suốt giai đoạn thai kỳ và trong 3 tháng cuối, nhu cầu cao gấp đôi. Chỉ qua khẩu phần ăn thì hầu như không có khả năng làm trẻ bị thừa kẽm. Tuy nhiên, với một hàm lượng lớn kẽm (bổ sung từ viên nang bổ sung vitamin) có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn và nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy và đau đầu. Quá nhiều kẽm thu nạp vào cơ thể về lâu dài, có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
Làm thế nào để cung cấp đủ kẽm?
Với trẻ trong độ tuổi bú mẹ, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò. Lượng kẽm trong sữa mẹ ở tháng đầu tiên là cao nhất (2 - 3mg/lít), sau 3 tháng giảm dần còn 0,9mg/l. Lượng kẽm mà người mẹ mất qua sữa trong 3 tháng đầu ước tính khoảng 1,4 mg/ngày. Do đó, các bà mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm để cung cấp đủ cho cả hai mẹ con.
Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2,5kg phải bổ sung kẽm từ tháng thứ hai sau sinh. Sau 4 - 6 tháng, trẻ phát triển nhanh và nhu cầu tăng, nếu thiếu sữa mẹ, phải cho trẻ bú sữa ngoài để bổ sung luộng kẽm. Nếu chế độ ăn không bảo đảm, có thể tăng cường bằng các loại thực phẩm bổ sung kẽm, tiện dụng nhất là sữa có bổ sung kẽm. Tuy nhiên, không phải tất cả lượng kẽm ăn vào đều được cơ thể hấp thu hoàn toàn mà sẽ giảm đi do tác động của sự giảm bài tiết dịch vị ở dạ dày, thức ăn nhiều sắt vô cơ, phytate (có nhiều trong ngũ cốc thô, đậu nành và các thực phẩm giàu chất xơ). Để hạn chế nhược điểm trên, hãy cho bé ăn đủ chất đạm từ động vật. Ngoài ra, bổ sung vitamin C cũng có tác dụng trong việc tăng hấp thu kẽm.

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Dưới đây là thông tin về hàm lượng kẽm có trong một số loại thực phẩm thông thường:




Thực phẩm


Hàm lượng




1 / 4 chén đậu nấu với thịt heo và nước sốt cà chua


3,3 mg




28,5g thịt chân bò nấu chín


3 mg




28,5g thịt bò miếng nướng


2,6 mg




28,5g hạnh nhân khô rang


1 mg




1/2 hũ sữa chua trái cây tách béo


0,8 mg




1 muỗng canh bơ điều không muối


0,8 mg




1 gói bột yến mạch ăn liền


0,8 mg




1/4 chén pho mát ricotta tách kem


0,8 mg




1/4 chén đậu ninh đóng hộp


0,8 mg




1/4 đùi gà nướng


0,6 mg




1/4 chén đậu garbanzo


0,6 mg




1/4 chén đậu lăng


0,6 mg




1/2 ounce pho mát Thụy Sĩ


0,5 mg




1 muỗng canh hạnh nhân bơ


0,5 mg




1/4 chén đậu Hà Lan nấu chín


0,4 mg




1/4 chén đậu lima


0,4 mg




1/4 ức gà không da


0,4 mg




14g phô mai mozzarella hoặc cheddar


0,4 mg




½ chén sữa


0,4 mg




1 muỗng cà phê mầm lúa mì


0,3 mg




<strong style="text-align: justify;">* Lưu ý:[/B] Bơ hạt cần được xắt nhỏ và các loại thực phẩm khác (như đậu và thịt) nên được nghiền hoặc cắt thành miếng nhỏ để tránh hóc, nghẹn. Tùy vào sở thích của trẻ, các mẹ có thể tham khảo thành phần kẽm có trong các loại thực phẩm trên để tính toán và chế biến những món ăn hàng ngày, giúp đảm bảo lượng kẽm cần thiết cho bé yêu.
Thùy Linh (bau.vn)



Nguồn SKĐS




Theo bau.vn