Khi miệng con không sạch sẽ và bị "bao vây" bởi tưa lưỡi, bé sẽ không cảm nhận được hương vị một cách tốt nhất và sinh ra chán ăn. Dưới đây là một số mẹo giúp mẹ trị tưa lưỡi hiệu quả cho bé:






Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh có thể lây được nên bạn phải vệ sinh sạch sẽ trước khi cho con bú. Ảnh minh họa

Rau ngót

Lấy một nắm rau ngót, rửa sạch, sau đó tráng bằng nước sôi để nguội. Dùng cối giã nhỏ rau ngót lấy nước, sau đó dùng khăn thấm và lau lưỡi cho bé.

Nước trà xanh

Là trà xanh rửa sạch và đun sôi cùng với một vài hạt muối. Dùng khăn thấm vào nước trà xanh sau khi đã để nguội để lau lưỡi cho bé. Pháp này chỉ phù hợp với trẻ ngoài 6 tháng tuổi .

Nước muối loãng

Pha nước muối loãng bằng nước sôi để nguội hoặc dùng nước muối sinh lý 0.1%. Dùng miếng gạc nhỏ quấn vào ngón tay út, thấm vào nước muối. Lau miệng cho bé nhẹ nhàng, từ trong ra ngoài khoang miệng.

Mật ong

Mật ong cũng rất hữu hiệu trong việc điều trị tưa lưỡi. Tuy nhiên, bố mẹ chỉ nên sử dụng mật ong trị tưa lưỡi cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Lá mít và mật ong

Phơi lá mít vàng cho thật khô rồi đốt cháy cho thành than. Trộn với một ít mật ong rồi bôi vào chỗ tưa lưỡi 2 - 3 lần/ngày. Phương pháp trị tưa lưỡi cho trẻ này cũng chỉ áp dụng được với trẻ trên 1 tuổi vì trong mật ong có một số tinh chất không tốt cho dạ dày non yếu của bé dưới 1 tuổi.

Mật ong và lá nhọ nồi

Mật ong 1ml, nước lá nhọ nồi (cỏ mực) 10ml. Cách dùng: Lá nhọ nồi tươi hái về rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước. Lấy 10ml nước lá nhọ nồi trộn lẫn với 1ml mật ong. Dùng bông hoặc vải mềm sạch thấm vào nước thuốc, bôi vào lưỡi lợi và vòm miệng cho trẻ. Mỗi ngày bôi 2 - 3 lần. Tương tự, mẹ cũng chỉ nên áp dụng phương pháp này khi trẻ được hơn 1 tuổi.

Những lưu ý khi vệ sinh tưa lưỡi cho trẻ:

Không được chà xát quá mạnh gây chảy máu lưỡi, tổn thương niêm mạc lưỡi của bé.

Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh có thể lây được nên bạn phải vệ sinh sạch sẽ trước khi cho con bú. Vệ sinh núm vú và luộc thật kỹ bình đựng sữa trước và sau khi bé bú.

Mỗi ngày mẹ cần vệ sinh cho bé 1 - 2 lần vào sáng, tối; tránh vệ sinh sau khi bé vừa ăn xong vì dễ khiến con nôn trớ.

Mẹ nên bế bé đứng hoặc ngồi (tránh tư thế nằm) và tránh tác động sâu vào vùng đáy lưỡi vì có thể kích thích các cơ ở họng, khiến bé bị nôn trớ.
Theo Yeutretho

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn