Đau dạ dày khi mang thai là hiện tượng phổ biến đối với các bà bầu. Hiện tượng này sẽ bắt đầu từ khoảng tuần thai thứ 4 và kéo dài cho đến hết thai kỳ. Những triệu chứng của bệnh đau dạ dày trong thai kỳ bao gồm: bụng căng tức, đầy chướng khó tiêu, ợ hơi ợ chua, đau vùng thượng vị khi đói quá hoặc sau khi ăn no,... Một số phụ nữ còn gặp hiện tượng tiêu chảy hoặc táo bón.
Các chuyên gia y tế lưu ý rằng, quá trình mang thai là thời gian gắng sức kéo dài của phụ nữ. Để có thể có một thai kỳ khỏe mạnh, chị em cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Việc đau dạ dày khiến việc tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của thai phụ gặp khó khăn.

Vậy đau dạ dày khi mang thai phải làm sao? Trong bài viết này chúng tôi sẽ cũng cấp cho bạn những chỉ dẫn hữu ích nhất.

Hiểu về hiện tượng đau dạ dày khi mang thai
Chị em cần hiểu bản chất hiện tượng đau dạ dày khi mang thai. Khi thai nhi phát triển, hormone trong cơ thể chị em bắt đầu tăng bất thường. Hệ tiêu hóa làm việc ì ạch, trì trệ, dẫn đến hiện tượng đau dạ dày. Ngoài ra, khi thai càng phát triển tử cung càng lớn chiếm diện tích, chèn ép tất cả các cơ quan khác bao gồm dạ dày. Hiện tượng đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa có thể trở nên trầm trọng hơn.

Một điều nữa chị em cần biết là hầu hết tất cả phụ nữ mang thai đều gặp hiện tượng rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày và táo bón. Đó là một triệu chứng khá bình thường, chị em không cần lo lắng quá nhiều. Việc của chúng ta là làm sao hạn chế tối đa những triệu chứng kể trên.




Dau da day khi mang thai

Thay đổi lối sống điều độ và khoa học
Lối sống quyết định sức khỏe, đặc biệt ở chị em phụ nữ đang mang thai. Để tránh đau dạ dày khi mang thai, chị em cần tuân thủ nghiêm ngặt, giờ giấc ăn uống ngủ nghỉ sao cho khoa học nhất. Ăn đúng giờ, đúng lượng, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để tránh quá tải cho hệ tiêu hóa. Phụ nữ có thai nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa, đồ ăn mềm, tăng cường ăn rau củ quả.

Ngoài ra, phụ nữ có thai nên tránh xa các thực phẩm độc hại, rượu bia, thuốc lá, đồ ăn cay nóng. Chị em nên ăn chậm nhai kỹ, tránh nói chuyện trong khi ăn. Sau khi ăn nên nghỉ ngơi khoảng 15 phút, tránh suy nghĩ hay làm việc vận động.

Căng thẳng và stress trong thai kỳ cũng là nguyên nhân đau dạ dày. Do đó, chị em cần giữ tinh thần thoải mái. Nếu cảm thấy mệt, phụ nữ có thai nên cho phép mình nghỉ ngơi, không nên quá gắng sức.





Dau da day khi mang thai

Bổ sung một số thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa
Rất nhiều thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa có ích cho mẹ bầu như: sữa chua, khoai lang, quả bưởi... Mỗi ngày, chị em nên ăn đều đặn các thực phẩm trên. Như vậy, các triệu chứng đau dạ dày khi mang thai sẽ giảm xuống mức tối thiểu, hệ tiêu hóa được kích thích làm việc tốt hơn. Từ đó sức khỏe chị em tốt lên, sức đề kháng tăng, niêm mạc dạ dày được bảo vệ, tránh viêm loét...

Như vậy, trên đây chúng tôi vừa chia sẻ với các bạn những lưu ý về đau dạ dày khi mang thai và cách hạn chế các triệu chứng của nó. Tiêu chí quan trọng số một là lối sống. Quan trọng thứ hai là tâm lý của mẹ bầu. Chúc chị em một thai kỳ khỏe mạnh.

Nguồn: http://trangdaan.com/dau-da-day-khi-...phai-lam-sao--