Suốt ngày, em bé chỉ thích được mẹ ôm và đu đưa trên đôi tay. Thế nhưng, mẹ thì luôn bận bịu với rất nhiều việc và cũng còn nghỉ ngơi nữa chứ! Làm thế nào để hạn chế được thói quen này của em bé đây?





<strong style="text-align: justify;">Bé luôn thích được đu đưa[/B]
Việc chăm sóc em bé khiến bạn không ngơi tay, nhưng bé còn có sở thích muốn được mẹ rung rinh trên đôi tay và đi vòng vòng khắp nhà. Đến nỗi, nếu muốn ngồi nghỉ ngơi, bạn buộc phải đặt bé lên một chiếc võng hoặc chiếc ghế nào đó có thể… rung rinh đúng với ý muốn của bé. Bằng không, bé sẽ khóc toáng lên vòi vĩnh và không chịu yên. Bạn thực sự kiệt sức và “khiếp sợ” trước sở thích này của bé yêu.

Thực ra, sở thích này của bé là hoàn toàn bình thường và là một phản xạ hết sức tự nhiên. Trước đây, khi bé khóc, bạn chạy đến bên ôm ấp, vuốt ve và đu đưa bé trên đôi tay mình để dỗ dành. Bé thực sự cảm thấy ấm áp, quen thuộc và an toàn trên đôi tay của mẹ, rồi dần nhắm mắt và đi vào giấc ngủ. Lâu dần, thói quen được mẹ nựng nịu, bế ẵm bắt đầu hình thành như một sở thích. Và rồi, dường như mẹ không thể rời được bé… nửa bước!
Như thế là không được
Trước hết, bạn phải công nhận một điều rằng, “yêu sách” của bé là do chính bạn tạo ra chứ không phải ai khác. Em bé cũng nhân “cơ hội” này mà tạo ra sự chú ý, quan tâm chăm sóc từ mẹ. Vì vậy, nếu muốn thay đổi thì bạn cần phải “cương quyết”, bằng cách từ bỏ ngay “quán tính” chạy tới bên, ẵm lên tay ngay lập tức mỗi khi bé khóc, đói hay buồn ngủ.
Đó là một việc khó, đặc biệt khi bạn từ chối, bé sẽ càng trở nên “kích động” hơn. Tuy nhiên, nếu bạn “nhượng bộ” và tiếp tục chiều chuộng, thì thói quen của bé vẫn sẽ tiếp diễn và ngày càng khó thay đổi hơn. Những ngày đầu, bạn vẫn có thể chạy tới và bế bé, nhưng chỉ đứng yên chứ đừng đu đưa. Dần dần, bạn hãy đáp ứng yêu cầu của bé chậm lại, thậm chí là “phớt lờ” để bé thích nghi với những phản ứng ấy. Nếu bé khóc nhiều trong những ngày đầu, bạn cũng đừng lo sợ, vì bé sẽ dần quen và không vòi vĩnh mẹ nữa.

Giải quyết vấn đề
Thay vì bế và đung đưa bé trên tay, bạn có thể thay đổi “chiến thuật”. Hãy chạy đến cạnh bên và nói chuyện khi bé khóc và đòi hỏi. Sau khi bé đã nín bằng những câu nói dỗ dành, bạn có thể chơi đùa, cù chân, cù tay để bé cười. Chỉ sau vài tuần áp dụng cách này, bé sẽ bớt đòi bạn để được bế và đu đưa liên tục trên tay nhiều hơn.
Tới khi bé đã quen với điều này, bạn vẫn có thể quay lại việc bế bé và đu đưa trên tay, nhưng nhớ là chỉ thỉnh thoảng mới nên dỗ bé kiểu này. Không có gì là sai khi bạn dành thời gian để dỗ dành, bế ẵm và cưng nựng con. Miễn sao, điều đó không biến thành thói quen và trở thành một “biện pháp” duy nhất để lau khô những giọt nước mắt của trẻ.
Trang Lê (tạp chí Bầu)





Nguồn SKĐS




Theo bau.vn