<p>
Bệnh Down hay còn gọi là hội chứng Down là một dạng dị tật bẩm sinh do thừa nhiễm sắc thể 21 trong bộ gen của bào thai. Do vậy, trẻ sinh ra sẽ kém phát triển về trí tuệ và thể chất hơn những đứa trẻ bình thường khác, đồng thời gặp phải một số vấn đề sức khỏe như: bệnh tim, ung thư…

</p>
<p style="text-align: center;">

</p>
<p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân gây ra bệnh Down</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Hội chứng Down thường xuất hiện trong thai kỳ, nguyên nhân chính là do thai nhi bị thừa nhiễm sắc thể. Thông thường, một bào thai khỏe mạnh sẽ có 23 nhiễm sắc thể (NST) được thừa hưởng từ người mẹ và 23 NST được thừa hưởng từ người cha.</p>
<p style="text-align: justify;">Nhưng bào thai bị hội chứng Down lại có tới 47 NST thay vì 46 NTS, nghĩa là bị thừa một nhiễm sắc thể số 21. Do vậy, dẫn đến bào thai bị thừa vật chất di truyền, nên làm rối loạn quá trình phát triển về trí tuệ và thể chất ở trẻ. Nguyên nhân dẫn đến việc thừa NST có thể:</p>
<p style="text-align: justify;">– Do mang thai muộn: Theo các chuyên gia, phụ nữ ngoài 30 tuổi, khi mang thai sẽ có nguy cơ em bé bị hội chứng Down rất cao. Theo đó, mang thai ở tuổi 30, tỷ lệ trẻ bị Down là 1/1000, ở độ tuổi 35 là 1/400 và ngoài 40 tuổi là 1/60, tức là cứ 60 phụ nữ mang thai ở độ tuổi này thì có 1 trẻ sinh ra bị hội chứng Down.</p>
<p style="text-align: justify;">– Do yếu tố di truyền: nếu trong gia đình có ông bà, cha mẹ hoặc người thân bị bệnh Down thì nguy cơ trẻ bị bệnh Down là rất cao.</p>
<p style="text-align: justify;">– Ngoài ra, nếu người mẹ khi mang thai phải làm việc trong môi trường có hóa chất độc hại, ô nhiễm cũng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.</p>
<div id="attachment_26895" style="text-align: center;"><br>
<p style="text-align: center;"><em>Làm việc trong môi trường độc hại cũng là nguyên nhân gây ra bệnh Down ở thai nhi</em></p>
</div>
<p style="text-align: justify;"><strong>Dấu hiệu nhận biết bé mắc bệnh Down</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Việc thai nhi mắc bệnh Down có thể được phát hiện khi mẹ bầu khám thai định kỳ, nhưng trong một số trường hợp sau khi sinh mẹ mới biết là bé mắc bênh Down. Để nhận biết được bệnh này, bạn có thể dựa vào một số biểu hiện sau:</p>
<p style="text-align: justify;">– Các cơ của trẻ bị mềm nhão.</p>
<p style="text-align: justify;">– Một số bộ phận của cơ thể ngắn hơn những trẻ em bình thường như: đầu ngắn, cổ ngắn, gáy rộng và phẳng, vai tròn.</p>
<p style="text-align: justify;">– Trẻ bị mặt dẹt, rất ngờ ngệch.</p>
<p style="text-align: justify;">– Đôi tai dị thường, nhỏ và kém mềm mại.</p>
<p style="text-align: justify;">– Mắt bị xếch, có khi bị lác, mí mắt lộn lên, mắt có biểu hiện sưng và đỏ, các nếp gấp da phủ lên mí mắt. Bên cạnh đó, xuất hiện những chấm nhỏ như hạt cát ở lòng đen của mắt trẻ tuy nhiên, những chấm này sẽ mất đi khi trẻ 12 tuổi.</p>
<p style="text-align: justify;">– Mũi nhỏ và tẹt.</p>
<p style="text-align: justify;">– Miệng bị trễ và luôn há miệng, vòm miệng cao</p>
<p style="text-align: justify;">– Khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón trỏ rất rộng, bàn chân phẳng, ngón chân chim. Các khớp ở khuỷu tay, đầu gối, háng và cổ chân lỏng lẻo hoặc bị trật khớp, trật xương bánh chè. Nên những em bé bị bệnh Down thường đi lại khó khăn và đi chậm hơn những đứa trẻ khác.</p>
<p style="text-align: justify;">– Bàn tay và các ngón tay thường ngắn hơn người bình thường, đa phần ngón út thường bị khoèo.</p>
<p style="text-align: justify;">– Lưỡi dày và quá to so với miệng, trẻ luôn thè lưỡi.</p>
<p style="text-align: justify;">– Trẻ chậm phát triển về thể chất và trí tuệ. Vì thế, việc học của trẻ sẽ diễn ra chậm hơn những trẻ em bình thườngkhác rất nhiều.</p>
<p style="text-align: justify;">– Đối với trẻ sơ sinh, sẽ gặp khó khăn khi bú sữa, ăn uống và dễ bị các bệnh về đường ruột.</p>
<p style="text-align: justify;">– Trẻ bị Down sẽ chậm nói, khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ, không thể tự chăm sóc, vệ sinh cá nhân cũng như ăn uống được.</p>
<p style="text-align: justify;">– Ngoài ra, trẻ bị hội chứng Down dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: tim bẩm sinh, thính giác, thị giác, rối loạn tuyến giáp, bị động kinh, gặp các vấn đề về đường tiêu hóa và hô hấp, dễ bị nhiễm trùng và ung thư máu trắng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chăm sóc trẻ mắc bệnhDown</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nhiều gia đình đã biết bé mắc hội chứng Down trong lúc mang thai và chuẩn bị sẵn tinh thần, thế nhưng cũng có nhiều bà mẹ sau khi sinh mới biết là bé mắc phải bệnh, điều này thật sự sẽ là cú sốc rất lớn. Dù vậy cũng đừng chán ghét bé mẹ nhé.</p>
<p style="text-align: justify;">Việc chăm sóc những đứa trẻ đặc biệt này cũng sẽ khó khăn hơn bé bình thường, mẹ cần phải kiên nhẫn và yêu thương những đứa trẻ này nhiều hơn gấp đôi, có như thế mẹ mới có thể vượt qua được những trở ngại tâm lý và đưa trẻ hòa nhập với thế giới xung quanh.</p>
<p style="text-align: justify;">Khi con bị bệnh Down, cha mẹ nên dành thời gian để tìm hiểu những thông tin liên quan đến chứng bệnh này. Khi có đầy đủ kiến thức cũng như biết cách chăm sóc trẻ bị Down sẽ giúp người thân bớt đi lo lắng, hoang mang cũng như bi quan và chán nản.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngay từ khi con mới sinh ra ba mẹ nên đưa con đi khám để các bác sĩ có phương pháp điều trị càng sớm càng tốt. Vì thông qua các biện pháp trị liệu về thể chất và phát âm cùng những bài tập vận động kết hợp với việc dạy con từ nhỏ sẽ giúp trẻ phát triển ổn định hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">Trẻ bị Down cần được chăm sóc đặc biệt, vì thế nếu cần ba mẹ nên lựa chọn cho con trường dành riêng cho trẻ bị Down. Vì ở đó sẽ trang bị cơ sở y tế cũng như các giáo án phù hợp với trẻ để giúp trẻ phát triển tốt hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, các bậc cha mẹ nên cho con đến trường để hòa nhập với những người bạn cùng trang lứa. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ, giúp con hòa nhập với mọi người, học hỏi được những kỹ năng tốt từ bạn bè.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Cách phòng tránh bệnh Down</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ chỉ nên sinh con dưới 30 tuổi. Hạn chế sinh con ở độ tuổi ngoài 40, vì ở độ tuổi này nguy cơ trẻ bị bệnh Down là rất cao.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra, phụ nữ ngoài 30 tuổi, hoặc nếu trong gia đình có người thân bị Down, khi mang thai cần tầm soát bệnh Down. Các bác sĩ chỉ định thai nhi từ tuần thứ 11 -13 sẽ được tầm soát bệnh Down thông qua siêu âm độ mờ da gáy và xét nghiệm máu, còn từ tuần 16-20 sẽ làm xét nghiệm máu.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong giai đoạn thai kỳ, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ về cách tầm soát bệnh Down trước khi sinh.</p>
<p style="text-align: justify;">Việc tầm soát bệnh Down rất quan trọng, vì nó sẽ giúp phát hiện sớm bệnh Down ở thai nhi và bạn cùng với gia đình sẽ quyết định xem có nên sinh bé ra hay không.</p>
<div id="attachment_26892" style="text-align: center;"><br>
<p style="text-align: center;"><em>Trong giai đoạn thai kỳ, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc tầm soát bệnh Down ở thai nhi</em></p>
<p style="text-align: center;"><em><br></em></p>
</div>
</p>

<div>
<div>


[IMG]/images/btn-share2.png[/IMG]

</div>




<div data-size="medium" data-annotation="inline" data-width="120" style="float: left"></div>
<div data-href="http://bau.vn/be-yeu/tin-32046/huong-dan-me-cach-cham-be-mac-hoi-chung-down.html" data-width="150" data-layout="standard" data-action="like" data-show-faces="true" data-share="true" style="float: left"></div>
</div>

<div style="clear:both"></div>
<p style="text-align:right; color:#BBBBBB; font-style:italic; margin-bottom:10px;">Nguồn Sức Khỏe Đời Sống</p>

Theo bau.vn