Đây là danh sách những loại thực phẩm bà bầu không nên ăn vì nó không hề tốt cho sức khỏe thai phụ và sự phát triển của thai nhi





Pho mát mềm
Những loại pho-mát mềm được bọc bởi một lớp phấn trắng bên ngoài như pho-mát Brie và pho mát Camembert thực sự không an toàn cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, những loại pho-mát có gân xanh như pho-mát Gorgonzola và pho-mát Roquefort của Đan Mạch cũng không có lợi cho bạn khi mang thai. Sở dĩ như vậy là do chúng có tính axit yếu hơn so với những loại pho-mát cứng, điều này có nghĩa là độ ẩm của chúng cũng cao hơn, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại trú ẩn và sinh sôi.
Pho-mát mềm, gân xanh mang nhiều vi khuẩn gây hại
Một trong những nguy cơ mẹ bầu có thể gặp phải khi dùng những loại pho-mát này là khả năng nhiễm khuẩn Listeria (Listeriosis). Mặc dù đây là trường hợp hiếm, nhưng bạn cũng nên phòng ngừa vì chỉ cần nhiễm bệnh này ở dạng nhẹ cũng có thể dẫn đến sẩy thai, thai chết lưu hoặc khiến thai nhi mắc bệnh nghiêm trọng.
Với các loại pho-mát dạng cứng như Cheddar, Parmesan và Stilton khả năng nhiễm khuẩn ít hơn nên bạn có thể ăn. Tuy nhiên cần lưu ý chỉ dùng với lượng vừa phải và nên chế biến kỹ với các loại thực phẩm khác trước khi dùng.
Một số loại pho-mát khác bạn có thể dùng trong lúc mang thai như: Mozzarella, Feta, kem pho-mát, Paneer, Ricotta, Halloumi.
Pa-tê
Phần lớn pa-tê đều được làm bằng gan động vật. Chính vì vậy, nguy cơ nhiễm độc từ gan động vật mắc bệnh là rất lớn. Bạn nên thận trọng đối với loại thực phẩm này khi đang trong thời kỳ bầu bí nhé! Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn các món khác được làm từ gan như gan luộc, xúc xích gan… vì chúng có rất nhiều vitamin A. Nếu dư chất này, thai nhi sẽ dễ bị dị tật bẩm sinh.
Trứng sống
Không nên ăn trứng sống khi mang thai
Hãy chắc chắn bạn đã nấu trứng thật chín trước khi dùng bao gồm cả lòng đỏ và lòng trắng. Việc làm này sẽ giúp bạn tránh bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Salmonella. Đây là một loại vi khuẩn rất có hại cho em bé của bạn. Nếu nhiễm phải, bạn cũng sẽ bị tiêu chảy nặng và ói mửa liên tục.
Vì vậy, bạn nên tránh dùng trứng sống, kể cả mayonnaise tự chế. Nếu muốn, bạn có thể ăn các món trứng đã chín một phần hoặc tìm cách tiệt trùng vi khuẩn trong trứng sống.
Thịt sống hoặc nấu chưa chín
Thịt sống, bao gồm cả xương và thịt nạc đều tiềm ẩn nguy cơ của bệnh Toxoplasmosis (bệnh nhiễm trùng gây ra bởi một loại ký sinh trùng có trong thực phẩm sống). Người nhiễm Toxoplasmosis thường không có triệu chứng rõ rệt. Một khi phát hiện ra bệnh thì đó cũng là lúc bệnh chuyển biến nặng. Vì vậy khi nấu thịt gia súc và gia cầm, bạn cần rửa tay thật sạch trước khi tiếp xúc và nấu thật kỹ để làm chín tận bên trong xương.
Thận trọng với thịt nguội
Thận trọng với thịt nguội khi bạn đang có mang
Các loại thịt nguội như xúc xích, giăm bông cần phải được nấu chín vì chúng không thể tránh bị lên men trong quá trình bảo quản. Điều này có nghĩa là bạn có khả năng gặp rủi ro với ký sinh trùng Toxoplasmosis. Chính vì vậy để sử dụng an toàn những loại thực phẩm dạng này bạn cần xem lại trên bao bì thật kỹ lưỡng về thời gian cũng như cách dùng. Ngoài ra, bạn cũng có thể giảm bớt nguy cơ nhiễm khuẩn bằng cách đông lạnh thịt muối hoặc muối chua khoảng 4 ngày trước khi dùng.
Vitamin và dầu cá
Vitamin, dầu cá và vitamin A rất tốt cho thai phụ. Tuy nhiên, nếu dùng với liều cao và quá lạm dụng, nó có thể trở thành con dao hai lưỡi làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và mẹ.
Cá trong thai kỳ
Bạn có thể ăn phần lớn các loại cá khi mang thai vì nó tốt cho sức khỏe và trí não của bé. Tuy nhiên cũng cần thận trọng đối với một số loại cá có khả năng chứa thủy ngân cao như cá thu, cá ngừ, cá kiếm… vì chúng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của bé. Ngay cả với các loại cá giàu Omega-3 bạn cũng chỉ nên ăn một tuần không quá 2 bữa bởi chúng có thể chứa các chất độc như dioxin và polychlorinated biphenyls (PCBs). Ngoài ra, nếu bạn ăn cá ngừ tươi, hãy nhớ giảm lượng dầu trong tuần vì dầu cá này đã đủ cho nhu cầu chất béo của bạn.
Các loài hải sản có vỏ cứng
Nấu chín kỹ những loại hải sản vỏ cứng để đảm bảo an toàn
Với những loài hải sản có vỏ cứng như hến, tôm hùm, cua, tôm, sò và trai, bạn cũng nên cẩn trọng khi dùng. Tốt hơn, không nên ăn sống mà chỉ nên nấu chín kỹ.
Sushi
Sẽ rất tốt nếu như trong thai kỳ bạn ăn cá sống hoặc cá nấu chín sơ trong các món sushi. Tất nhiên với điều kiện là cá đó vẫn chưa qua muối đá. Tuy vậy, một số loài cá tự nhiên có thể chứa giun ký sinh và gây bệnh cho bạn nếu ăn phải nên bạn cần biết lựa chọn nguồn thực phẩm an toàn cho mình. Nếu bạn làm sushi tại nhà, nên để đông ít nhất bốn ngày trước khi sử dụng.
Đậu phộng
Bạn có thể ăn đậu phộng hoặc các sản phẩm làm từ đậu phộng trong lúc mang thai nhưng với điều kiện là bạn không bị dị ứng nặng với nó. Nếu trong gia đình hoặc chính bạn đã có tiền sử mắc các bệnh như như hen, eczema hoặc dị ứng thực phẩm bạn càng nên hạn chế dùng. Mặc dù vậy, các nhà khoa học cho rằng không có bằng chứng để chứng minh đậu phộng có liên quan đến chứng dị ứng của các thai nhi sau khi chào đời.
Sữa và sữa chua
Nếu uống sữa trong thai kỳ, bạn nên dùng loại sữa tươi tiệt trùng. Ngoài ra, tất cả những sản phẩm sữa lên men tự nhiên như sữa chua đều rất tốt cho sức khỏe của bạn.
Kem
Kem được tiệt trùng vẫn có thể dùng được trong thai kỳ vì chúng đã loại bỏ được nguy cơ nhiễm salmonella. Nếu bạn tự làm kem tại nhà cần đảm bảo rằng trứng đã được tiệt trùng.
Rau xanh và trái cây
Với các loại rau xanh, củ quả và trái cây bạn cần phải rửa thật sạch để làm trôi các lớp bùn đất bám bên ngoài cũng như các loại hóa chất được sử dụng trong quá trình gieo trồng.
Cafein
Chỉ nên dùng lượng cafein thật hạn chế trong thai kỳ
Khi dung nạp một lượng lớn caffeine trong thai kỳ có thể làm trẻ nhẹ cân, sẩy thai và tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về sau. Trong tự nhiên, cafein có trong cà phê, trà, sô cô la và một số loại nước giải khát tăng cường năng lượng. Nếu không thể bỏ cafein hoàn toàn, bạn có thể dùng một ít nhưng không nên quá 200mg mỗi ngày. Lượng cafein trong thực phẩm cụ thể như sau:
  • Một cốc cà phê hòa tan: 100mg
  • Một cốc cà phê phin: 140mg
  • Một cốc trà: 75mg
  • Một lon cola: 40mg
  • Một lon nước tăng lực: 80mg
  • Một thanh sô cô la 50g: chứa ít hơn 25mg
  • Một thanh sô cô la sữa 50g: chứa ít hơn 10mg

Trà thảo dược và trà xanh
Có rất ít thông tin cho thấy các loại trà thảo dược hay trà xanh tốt cho mẹ trong thai kỳ. Vì vậy tốt nhất chỉ nên uống trong chừng mực. FSA khuyến cáo không nên uống nhiều hơn bốn tách trà thảo dược mỗi ngày để đảm bảo an toàn.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn