Mỗi bé có những biểu hiện phát triển thể chất với mức độ khác nhau, nhưng hầu hết đều tuân theo một khung thời gian nhất định. Nếu nhận thấy con có những dấu hiẹu bất thường, mẹ hãy ghi chép lại và đưa bé đi gặp bác sĩ.











Tuổi



Dấu hiệu bất thường





Dưới 3 tháng


- Khi được 2 tháng tuổi, cơ thể bé vẫn cứng hoặc mềm một cách bất thường.
- Sau 2 tháng:
+ Bé không biết ngẩng đầu lên trong lúc nằm hay được bế lên.
+ Lưng và cổ cong quá mức khi được bạn bế trên tay.
- Từ 2 đến 3 tháng: Chân bé rất cứng khi được bạn bế.








Từ 3 - 6 tháng


- Từ 3 đến 4 tháng:
+ Không bao giờ túm hoặc với đồ chơi ở xung quanh.
+ Không tự điều chỉnh được các cử động đầu, không bao giờ quay trái, quay phải...
- 4 tháng:
+ Không bao giờ đưa tay vào miệng hoặc cầm nắm vật gì đó đưa lên miệng.
+ Không đặt bàn chân lên nền nhà khi bạn giữ bé trong tư thế đứng.
- Sau 4 tháng: Khi bị giật mình hoặc ngã ra đằng sau, bé duỗi thẳng tay chân, thẳng cổ và khóc.
- Từ 5 đến 6 tháng: Có những phản xạ cổ đối xứng (khi quay đầu về một bên, cánh tay bên đó duỗi thẳng, cánh tay còn lại co vào làm động tác như đang giữ vật gì đó).
- 6 tháng: Không biết tự ngồi.
- Sau 6 tháng: Với các đồ vật bằng một tay, trong khi bàn tay của tay kia vẫn nắm chặt.





Từ 7 - 9 tháng


- 7 tháng:
+ Không tự chủ được những cử động đầu khi được đặt trong tư thế ngồi.
+ Không thể tự cho vật nào đó vào miệng.
+ Không có phản xạ với các đồ vật trước mặt.
+ Hầu như không có cử động chân.
- 8 tháng: Không biết ngồi.




Từ 9 - 12 tháng


- Sau 10 tháng: Bò nghiêng hẳn về một bên, chỉ cử động một bên tay và chân.
- 12 tháng:
+ Không biết bò.
+ Không thể đứng dù được người khác đỡ.




Từ 13 - 24 tháng


- 18 tháng: Không biết đi.
- Sau 2 tuổi: Mỗi năm bé chỉ cao thêm ít hơn 5 cm.





Từ sau 36 tháng


- Liên tục bị ngã khi bám, vịn và trèo cầu thang.
- Thường xuyên chảy rất nhiều nước dãi.
- Cầm nắm các vật nhỏ một cách khó khăn. Lúng túng và thường xuyên làm rơi đồ vật khi đang cầm.




Linh Đỗ (bau.vn)





Nguồn SKĐS




Theo bau.vn