Truong mam non nao tot tai Cau Giay
>> Trường mầm non Quốc tế Sakura Montessori

Dạy trẻ học Toán thông qua việc nhà

Có rất nhiều phương pháp giúp trẻ học Toán một cách tự nhiên mà bố mẹ có thể áp dụng cho các con ở nhà. Thông qua những việc nhỏ dưới đây, trẻ vừa được làm quen được với các khái niệm Toán học vừa biết cách áp dụng môn Toán vào thực tế. Từ đó trẻ sẽ tìm được niềm yêu thích và cảm thấy Toán học không phải một môn xa lạ như các con vẫn nghĩ.

=>>Vải địa kỹ thuật
=>>Máy đo đường huyết


Nhiệm vụ đầu tiên rất phù hợp với trẻ là cất dọn đồ chơi sau khi chơi xong. Thường thì trẻ không tự nguyện làm điều này nếu không có sự khuyến khích, nhắc nhở và kỉ luật từ phía người lớn. Cần tập cho trẻ thói quen dọn dẹp sau khi chơi.
Cha mẹ có thể mua những cái hộp bằng nhựa trong suốt và dán nhãn trên nắp hộp (được diễn đạt bằng các hình ảnh tượng trưng). Chú ý hướng dẫn cho trẻ cất đồ chơi theo từng loại riêng biệt vào trong các hộp nhựa đó. Qua đó, trẻ học cách đối chiếu đồ chơi thật với hình ảnh trên nắp hộp cũng như học phân loại đồ chơi.

Nấu ăn là thời điểm tạo ra rất nhiều cơ hội để trẻ học toán và là một hoạt động khá thích thú đối với trẻ. Có thể dạy trẻ đo lường (đo lượng nước, lượng gạo, lượng đưoờng, lượng muối,… cần thiết cho mỗi món ăn…). Làm một món rau trộn đơn giản trẻ sẽ hiểu được khái niệm về một phần và toàn thể. Trẻ nhận thức được kích hước và hình dạng khi chúng xé rau diếp và thái mỏng dưa chuột. Chúng luyện tập đo lường dầu ăn theo giới hạn của muỗng. Trẻ học xếp thứ tự khi chúng thực hiện lần lượt công thức làm món ăn. Ví dụ, thành phần nào cần xếp vào trước nhất, thứ hai, thứ ba… Các bậc cha mẹ khi sửa soạn bữa ăn cùng trẻ, nên củng cố nhận thức của trẻ bằng cách dùng ngôn ngữ toán học như: ½, ¼; miếng, một muỗng; thêm vào hay bớt ra…
Nấu ăn giúp trẻ làm quen với Toán đo lường một cách tự nhiên
Khi trẻ lên 5 tuổi, chúng ta có thể đề nghị trẻ phụ dọn bàn ăn, yêu cầu trẻ đếm số người trong nhà để lấy đúng số lượng chén, đũa, muỗng dùng cho cả nhà. Thay vì phải nói với trẻ số lượng đồ dùng cần lấy ra, chúng ta nên đề nghị: “Con hãy xếp bát, đũa, muỗng, ly… dùng cho cả nhà”. Trẻ cần biết giải quyết một số tình huống phát sinh khi nhà có thêm một người ăn. Trẻ sẽ phải sử dụng những hiểu biết ban đầu để giải quyết vấn đề xem chừng rất khó khăn đối với trẻ.

Gấp và xếp đặt quần áo là cơ hội để đề nghị trẻ đếm số quần áo của mỗi thành viên trong gia đình, đếm số khăn trong buồng tắm, số bàn chải đánh răng trên kệ,… Việc gấp khăn tắm làm phân nửa hoặc một phần tư dạy trẻ vể phân số; việc xếp quần áo thành đồ của ba, của mẹ, của anh giúp trẻ học cách phân loại. Khi trẻ nhìn thấy sự khác nhau về kích thước quần áo của ba và anh, trẻ học được sự so sánh. Ngoài ra, trẻ còn sử dụng cảm giác để cảm nhận sự khác nhau trong cách dệt quần áo và ngửi thấy mùi thơm của quần áo mới giặt.

Chúng ta có thể hướng dẫn cho trẻ cách đo đạc (đo chiều dài, chiều rộng… của đồ đạc để sắp xếp), làm quen với hình dạng của các đồ vật, hoặc củng cố biểu tượng về số lượng (đếm số đồ vật cần xếp đặt, chọn đúng số lượng đồ vật cần thiết để sắp xếp, tra.