Việt Nam là nước có thế mạnh về nông nghiệp, nguồn tài nguyên sinh khối từ lượng phụ phẩm nông nghiệp dồi dào, đáp ứng nhu cầu chế biến thức ăn gia súc (TAGS) phục vụ chăn nuôi trong nước nhưng nguồn nguyên liệu đó gần như đang bị lãng phí.
Đó là thực trạng được nhiều đại biểu phản ánh tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề: “Công nghệ xử lý phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc tại vùng ĐBSCL”, do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Cục Chăn nuôi và Sở NNPTNT tỉnh An Giang tổ chức ngày 26.9.
Phụ thuộc nhập khẩu, mua hàng chế biến sẵn
Phát biểu khai mạc diễn đàn, bà Hạ Thúy Hạnh – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết: “Nguồn thức ăn chính cho đàn gia súc nước ta nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng chủ yếu dựa vào cỏ tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp giàu sơ.
Với thế mạnh là nước sản xuất nông nghiệp, đối tượng cây trồng chủ yếu là lúa, nuôi trồng thủy sản, phát triển chăn nuôi, cây màu, cây ăn trái… thì phụ phẩm nông nghiệp rất lớn và được xem là nguồn thức ăn tiềm năng cho gia súc nhưng tỷ lệ sử dụng trong chăn nuôi trâu bò còn ít, chủ yếu là dạng tươi, chưa được chế biến tạo nguồn thức ăn dự trữ. Như vậy một khối lượng nguồn phụ phẩm nông nghiệp dùng làm TAGS bị lãng phí”. Tag: máy sục khí ao tôm
TS Nguyễn Thanh Bình – Cục Chăn nuôi, cho biết: Theo thống kê, năm 2017 đàn gia súc nước ta có 5,65 triệu con bò; 2,49 triệu con trâu và 2,72 triệu con dê, cừu. Kế hoạch năm 2020 sẽ tăng lên 5,84 triệu con bò; 2,62 triệu con trâu và 4,01 triệu con dê, cừu.
“Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn là Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu sản xuất thức ăn công nghiệp (TACN) và có xu hướng tăng đều qua các năm. Theo số liệu của Bộ NNPTNT, giá trị nhập khẩu nguyên liệu TACN hàng năm còn cao hơn giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo - mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta" - TS Nguyễn Thanh Bình nói. Tag: máy tạo oxy ao tôm
Cụ thể, theo số liệu báo cáo của các đơn vị kiểm tra TACN nhập khẩu, ước tính năm 2017, tổng khối lượng nguyên liệu TACN nhập khẩu khoảng 18,1 triệu tấn, tương đương 5,5 tỷ USD, giảm 7,7% so với năm 2016 (19,5 triệu tấn, tương đương 5,8 tỷ USD). Trong đó: Thức ăn giàu đạm khoảng 7,2 triệu tấn; thức ăn giàu năng lượng khoảng 10,4 triệu tấn; thức ăn bổ sung khoảng 500.000 tấn.
“Để có thể sử dụng phụ phẩm nông nghiệp như một nguồn nguyên liệu làm TAGS, rất cần phần xử lý chế biến trước khi cho gia súc sử dụng. Đây vừa là giải pháp rẻ nhất để nâng cao hiệu quả của thức ăn chăn nuôi trong nước và tận dụng có hiệu quả hơn nguồn phụ phẩm nông nghiệp, góp phần tăng lợi nhuận cho nông dân, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra. Đó cũng là vấn đề diễn đàn muốn hướng đến”- bà Hạnh nhấn mạnh.
Nhiều công nghệ áp dụng hiệu quả
Tuy vậy, hiện nay ở một số tỉnh có số lượng đàn gia súc lớn như An Giang, Long An, Trà Vinh, Bến Tre, nhiều nông dân đã ứng dụng thành công việc chế biến các phụ phẩm nông nghiệp như: Rơm rạ, bã mía, thân cây bắp, phụ phẩm xay xát… làm thức ăn nuôi trâu, bò, dê.
Bà Võ Thị Thanh Vân - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh An Giang, chia sẻ: An Giang là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, với 3 sản phẩm chủ lực là lúa, cá và rau màu, và là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về sản xuất lúa gạo. Từ đó, nguồn tài nguyên sinh khối từ phụ phẩm trong nông nghiệp là rất lớn. Tag: may thoi khi
Ý thức được vấn đề trên, UBND tỉnh An Giang đã chỉ đạo các ngành có liên quan khai thác các chương trình, dự án, mô hình… nhằm tận dụng những phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp để tái sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho người dân, gắn với bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
Bà Vân cũng cho biết, hiện tại trên địa bàn tỉnh An Giang có nhiều mô hình nông dân tận dụng thành công phụ phẩm nông nghiệp làm TAGS, như: Mô hình sử dụng thân chuối cấy mô sau thu hoạch để nuôi bò thịt của lão nông Nguyễn Lợi Đức (huyện Tri Tôn), với trên 600 con bò và 60ha chuối Nam Mỹ, thu tiền tỷ mỗi năm; mô hình trồng bắp thu trái kết hợp chăn nuôi bò vỗ béo (huyện Chợ Mới); mô hình tận dụng phế phẩm từ thân cây bắp sau thu hoạch, bả mía để nuôi dê (huyện Châu Thành)…
Tuy nhiên, theo như TS Nguyễn Văn Bắc - Văn phòng Nam Bộ Trung tâm Khuyến nông quốc gia, đa số nông dân đều sử dụng phụ phẩm dạng tươi chưa qua chế biến nên không bảo quản được lâu, trong khi cây trồng theo mùa vụ nên nguồn thức ăn cung cấp cho gia súc vào mùa mưa chưa đáp ứng.
Theo TS Bắc, những phế phụ phẩm có thể chế biến làm TAGS gồm: Thân cây bắp, rơm rạ, bã mía, phụ phẩm xay xát, kho dầu, rỉ mật, xác mì, bã thơm… Và mô hình chế biến phụ phẩm nông nghiệp có nhiều cách đơn giản, phổ biến, như: Ủ rơm khô dạng cuộn với ure trong túi, ủ rơm tươi với urê theo phương pháp đóng bánh, ủ men trong trăn nuôi bò sữa…
Tại diễn đàn, bà con nông dân đã đặt nhiều câu hỏi về kỹ thuật xử lý các phụ phẩm, cách cho ăn… Các chuyên gia đã giải thích rất cặn kẽ và hướng dẫn cho bà con các phương pháp chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm TAGS như: Cắt ngắn, phơi khô, nghiền nhỏ, xử lý kiềm để gia súc dễ tiêu hóa; hay phương pháp ủ men chua để bảo quản thức ăn lâu mà không mất chất dinh dưỡng; ủ men vi sinh hoạt tính bằng men ướt hoặc men khô; hoặc phối hợp trộn với thức ăn tinh…
Nguồn: danviet.vn/tin-nong-nghiep/xu-li-phu-pham-lam-thuc-an-gia-suc-tiem-nang-lon-de-lam-lai-re-916903.html