Gạch không nung là một trong những vật liệu mới trong ngành xây dựng để thay thế cho các loại gạch không nung thông thường. Tại sao Gạch Không Nung lại chiếm ưu thế và đẩy lùi các loại gạch truyền thống khác để chiếm lĩnh thị trường. Bài viết dưới đây, Công Ty phân phối Gạch Không Nung Đức Lâm sẽ phân tích rõ hơn về các ưu điểm và nhược điểm gạch không nung có được, để cùng làm rõ câu trả lời trên.
Những Ưu – Nhược Điểm Gạch Không Nung.
Trước khi nói về Nhược Điểm Gạch Không Nung, chúng tôi xin nói qua về những ưu điểm của Gạch Không Nung trước, để khách hàng có thể thấy rõ hơn và có cái nhìn thực tế vì tại sao Gạch Không Nung có nhược điểm mà hiện nay vẫn được nhiều nhà thầu lớn và nhà dân sử dụng cho những công trình.
ƯU ĐIỂM CỦA GẠCH KHÔNG NUNG:
– Gạch không nung có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với gạch nung truyền thống hiện nay. Ở trên thế giới Gạch Không Nung được sử dụng rất nhiều, nhưng ở nước ta mới từ những năm 2014 trở lại đây, GẠCH KHÔNG NUNG mới bắt đầu nở rộ, được sử dụng nhiều tại các công trình lớn, các tòa nhà lớn và dần khẳng định vị trí của mình trong ngành vật liệu xây dựng:
+ Khi sản xuất gạch không nung, nguyên liệu được sử dụng không có đất nông nghiệp, do đó không ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp để canh tác. Ngoài ra, quy trình sản xuất gạch không nung không trải qua giai đoạn nung đốt, nên sẽ không sử dụng đến nhiên liệu đốt, vì thế nên tiết kiệm được nhiên liệu tự nhiên, tránh được tình trạng phá rừng tràn lan hiện nay và không gây tình trạng ô nhiễm môi trường.
+ Nguyên liệu để sản xuất gạch không nung hết sức phong phú, đa dạng,có sẵn trong nước như mạt đá, cát vàng, xi măng…, vì thế việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu không khó.
+ Dây chuyền sản xuất gạch sử dụng ít công nhân, do các khâu hầu hết được tự động hoá, điều này tiết kiệm được chi phí nhân công.
+ Hiệu quả chi phí: Đặc điểm về kinh tế mà Gạch Không Nung lại từ các công trình xây dựng:
+ Gạch Không Nung: Có thể giảm kết cấu chịu tải (tiết kiệm sắt thép) vì gạch siêu nhẹ.+ Không phải xử lý cách âm, cách nhiệt, chống cháy tại những khu vực kỹ thuật như: nhà phát điện, hộp gen điện, diện tường hướng tây, khu âm thanh giải trí, …
+ Tiến độ thi công nhanh cũng làm giảm đáng kể các chi phí quản lý và các chi phí cơ hội.
+ Giảm đáng kể các chi phí phụ trợ như: vận chuyển vật liệu cát – xi măng để trộn vữa, các thiết bị thi công cồng kềnh, dọn dẹp vệ sinh, … Hiệu quả chi phí càng rõ nét đối với các công trình lớn, nhà cao tầng đòi hỏi tiến độ nhanh và việc vận chuyển cát, đá, xi măng, gạch lên cao gặp nhiều khó khăn,… thì giải pháp xây bằng gạch không nung với vữa trộn sẵn sẽ làm giảm chi phí công trình đáng kể.
Xem thêm:
Chi phí xây dựng nhà khung thép
Hiệu quả sử dụng:
+ Tính năng cách nhiệt sẽ tiết kiệm điện trong sử dụng điều hoà.
+ Tính năng cách âm thích hợp với nhà phố ồn ào, náo nhiệt như hiện nay.
+ Tính năng siêu nhẹ, cách âm, cách nhiệt và kết cấu vật liệu dạng bọt khí phân bố đều, chịu được chấn động rung tốt, gạch không nung sẽ chịu ít tác động của môi trường nên độ bền càng cao, ít bị giãn nở vật liệu bởi môi trường nóng – lạnh thì ít bị nứt nẻ các vật liệu kết dính như: matít, sơn nước, các vật liệu dán trang trí.
Nhược điểm Gạch Không Nung:
+ Nhược điểm Gạch Không Nung: Là sử dụng cát, đá làm nguyên liệu khiến nhu cầu khai thác cát, đá tăng cao.
+ Tuy trong quá trình sản xuất và thi công ít gây ô nhiễm, nhưng sử dụng rất nhiều nguyên liệu thứ phẩm gây ô nhiễm như xi măng, bột nhôm…
So sánh Gạch Không Nung với Gạch Nung Truyền Thống.
- Có một thực tế không thể phủ nhận là những vật liệu xây dựng nào cũng có những ưu và nhược diểm của nó. Nhưng khoa học công nghệ ngày càng phát triển, làm cho việc tạo ra những vật liệu xây dựng mới luôn có tính năng ưu việt hơn so với vật liệu cũ là điều không thể bàn cãi. Và gạch không nung chính là vật liệu như thế. Gạch Không Nung được tạo ra từ những nhược điểm của những vật liệu truyền thống. Chính những ưu điểm vượt trội của gạch không nung mà hiện nay, vật liệu xây dựng này đang được thi công rộng rãi tại các công trình lớn. Sau đây là một vài so sánh giữa Gạch Không Nung và Gạch Nung Truyền Thống.
+ Cường độ chịu lực của Gạch Không Nung có thể đáp ứng theo nhu cầu sử dụng của các công trình xây dựng. Đây là đặc tính mà Gạch Nung không thể chịu được. Đối với những vị trí yêu cầu cường độ rất cao (300 – 400 kg/cm2) thì gạch nung không đáp ứng được. Đối với những vị trí yêu cầu cường độ thấp (chỉ mang tính chất tường ngăn) thì cho phép giảm lượng xi măng phối liệu để đảm bảo giá thành vừa phải, tránh lãng phí.
+ Khả năng cách âm, cách nhiệt, chống thấm cao. Điều này hoàn toàn phù hợp vào kết cấu của viên gạch và cấp phối vữa bê tông.
+ Kích thước viên gạch lớn hơn nhiều so với gạch nung (gấp từ 2 đến 11 lần thể tích viên gạch nung), cho phép giảm được chi phí nhân công, đạt được tiến độ nhanh hơn cho các công trình xây dựng. Ngoài ra lượng vữa dùng để xây tường bằng gạch không nung và trát giảm tới 2,5 lần so với gạch đất nung.
+ Có thể tiết kiểm được thời gian và tài chính, đơn giản hoá được một số khâu trong quá trình xây dựng. – Nếu có chất độn nhẹ (ví dụ sỏi keramzit, đá basalt nhẹ, than xỉ…) thì trọng lượng viên gạch giảm đáng kể. – Đa dạng chủng loại, màu sắc, kích thước đồng đều và tính thẩm mỹ cao.
Với tiêu chí “ Chất lượng, an toàn và sự hài lòng của khách hàng” được đặt lên hàng đầu. Đức Lâm hiện là địa chỉ quen thuộc đối với các công ty xây dựng. Chúng tôi với đội ngũ kỹ thuật nhiều năm nghiên cứu, thi công và phân phối vật liệu xây dựng Gạch Nhẹ Không Nung. Cam kết sẽ mang đến khách hàng những sản phẩm tốt nhất, ưu việt nhất. Hãy đến với Đức Lâm để cảm nhận những ưu việt mà Gạch Không Nung mang lại.