Những lưu ý sau khi phẫu thuật nâng chân mày sẽ giúp nàng xây dựng chế độ chăm sóc khoa học, nên và không nên ăn gì để tránh ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ.

>>> Xem thêm: nâng chân mày chảy xệ

>>> Xem thêm: treo chân mày bs long

>>> Xem thêm: nâng chân mày có vĩnh viễn không



Nâng chân mày được xếp vào ca phẫu thuật thẩm mỹ liên quan đến dao kéo. Do đó, bạn cần thời gian để vùng da tại đó hồi phục. Bởi lẽ, chỉ khi vùng da đủ lành thì kết quả sẽ hình thành một cách hoàn thiện. Nhưng để thời gian hồi phục nhanh, hạn chế những rủi ro, phái đẹp cần nắm chắc những lưu ý sau khi phẫu thuật nâng chân mày.

1. Sau khi phẫu thuật cần chăm sóc như thế nào?

Sau khi thực hiện xong tiểu phẫu nâng cung chân mày, bạn cần phải có chế độ chăm sóc hợp lý giúp cho phần chân mày được lành nhanh hơn và đạt hiệu quả thẩm mỹ tối ưu:

+ Bạn nên sử dụng urgo để băng phần tiểu phẫu lại, nên nhớ sáng hôm sau gỡ bỏ, dùng nước muối vệ sinh rồi tra mỡ kháng sinh chống nhiễm khuẩn.

+ Thực hiện chườm mát tích cực trong 2 ngày đầu, từ ngày 3-5 chườm ấm để giảm sưng nề (3-5 lần/ ngày, mỗi lần 10 phút).

+ Chú ý rửa mặt nhẹ nhàng, hạn chế va chạm mạnh vùng phẫu thuật để không gây sưng

+ Cắt chỉ sau 5 ngày, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Thông thường, chế độ ăn uống chính là chìa khóa thúc đẩy quá trình phục hồi sớm của phẫu thuật nâng chân mày. Do đó, bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu đạm và vitamin.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh ăn thịt gà, thịt bò, nếp, rau muống hay nước tương, trứng,…

Thêm nữa, trong giai đoạn hồi phục, vùng da vừa phẫu thuật thường mỏng và dễ bị thương nếu va chạm mạnh. Vì vậy bạn tránh không dùng tay hay đụng mạnh và tránh đi xe máy hay đeo mắt kính trong những ngày đầu nhé!

2. Nâng chân mày có đau không?

Trong toàn bộ quy trình nâng chân mày, bác sĩ sẽ thực hiện gây tê trước khi tiến hành phẫu thuật. Giai đoạn gây tê được tiến hành theo trình tự sau:

Bước 1: Bôi tê xung quanh vùng phẫu thuật: Điều này giúp giảm thiểu đáng kể cảm giác đau nhói khi mũi kim tiếp xúc với bề mặt da.

Bước 2: Tiêm tê: Áp lực khi tiêm sẽ khiến cho chất lỏng tích tụ và làm căng bề mặt mô. Chính vì thế, bạn vẫn có cảm giác đau nhức nhẹ dù đã được bôi tê trước đó.

Vì vậy nhiều người cho rằng gây tê là giai đoạn đau nhất trong toàn bộ ca phẫu thuật, nhất là các bạn sợ tiêm. Nhưng chỉ sau khoảng 3-5 phút, thuốc tê phát huy tác dụng thì bạn hầu như không còn bất kỳ cảm giác đau đớn, khó chịu nào.