Bệnh rối loạn thăng bằng ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận động vững chãi của cơ thể trong không gian. Do đó, khi gặp phải hội chứng rối loạn này, người bệnh sẽ gặp khá nhiều phiền phức và tác động xấu đến sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng không tốt tới tâm lý của người bệnh.
1. Khái quát về bệnh rối loạn thăng bằng
Cơ thể giữ được thăng bằng là do có sự phối hợp đồng thời của nhiều cơ quan, gồm mắt tai, da, cơ và các cơ quan thụ cảm. Tất cả các cơ quan trên đây sẽ chịu áp lực và liên tục gửi các tín hiệu lên não giúp cơ thể giữ được thăng bằng trong không gian.
Khái quát về bệnh rối loạn thăng bằng
Tham khảo thêm các chứng bệnh khác:
+ tại sao đau nửa đầu bên trái
+ hội chứng đau nửa đầu migraine
Như vậy, bệnh rối loạn thăng bằng xảy ra khi có sự mất đồng bộ trong phối hợp của các cơ quan, khiến quá trình xử lý thông tin lên não bị gián đoạn, thiếu liên tục. Ngược lại các tín hiệu từ não phát tới cơ quan chịu trách nhiệm định hướng không gian không được hoàn chỉnh hoặc không nhận biết được. Đó chính là các cơ quan giữ thăng bằng như tiền đình, cảm giác sâu, mắt, ngoại tháp. Chính điều này khiến cho người bệnh mất đi khả năng giữ thăng bằng trong không gian.
Sự rối loạn thăng bằng này sẽ khiến cho chúng ta không đi đứng vững và thoải mái trên bề mặt bằng phẳng, dễ bị loạng choạng, đôi khi cảm thấy chuếnh choáng giống như bị say rượu, không xác định được chính xác phương hướng, nên dễ té ngá và đi lại mất đi sự tự nhiên, thoải mái, bình thường.
2. Các nguyên nhân dẫn tới rối loạn thăng bằng
Rối loạn thăng bằng gây nên do nhiều nguyên nhân khác nhau, điều này dễ hiểu do sự thăng bằng duy trì được là bởi sự phối hợp của nhiều cơ quan. Chỉ cần một cơ quan trong đó không ổn định sẽ khiến cho chúng ta mắc phải chứng mất hoặc rối loạn thăng bằng này.
– Do yếu tố tâm lý:
Những người luôn có cảm giác sợ ngã tới mức bất thường sẽ dễ gặp phải hội chứng rối loạn rối loạn thăng bằng này.
– Do teo tiểu não:
Tiểu não là bộ phận chịu trách nhiệm kiểm soát vận động của cơ thể. Khi tiểu não bị teo đi, các tế bào thần kinh của tiểu não bị chết hàng loạt thì khả năng giữ thăng bằng và điều phối các tác động vận động sẽ trở nên kém hơn và bị rối loạn.
– Do bệnh Parkinson:
Đây là một dạng bệnh rối loạn cấp cao của hệ thần kinh và ảnh hưởng trực tiếp tới việc vận động. Bệnh gây ra thoái hóa một nhóm tế bào nhân xám ở đáy não, làm giảm sút chất dẫn truyền thần kinh tên là doopamin. Khi chất này bị giảm sút thì việc chỉ huy cũng như kiểm soát các cơ bắp sẽ kém đi. Theo đó, người bệnh Parkinson sẽ có tư thế bị bẻ cong hoặc bị mất cân bằng
– Do tổn thương não:
Những tổn thương ở não sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động do làm ảnh hưởng tới nhiều bộ phận có chức năng phối hợp điều khiển vận động của cơ thể
– Do chấn thương mắt:
Thị giác cơ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp cơ thể giữ thăng bằng. Theo đó, những tổn thương ở mắt sẽ khiến cho chức năng điều phối giữ thăng bằng không còn tốt như trước.
– Do dùng thuốc kéo dài để điều trị một số bệnh lý
– Do hội chứng rối loạn tiền đình:
Tiền đình là hệ thống thần kinh nằm ở phía sau ốc tai – chính là bộ phận duy trì tư thế, dáng bộ, cử động mắt, đầu và thân minh. Cho nên khi tiền đình rối loạn, đồng nghĩa với việc khả năng thăng bằng của cơ thể bị rối loạn.
3. Nên làm gì khi bị bệnh rối loạn thăng bằng
Nếu nhận biết sớm các dấu hiệu quả chứng bệnh rối loạn thăng bằng, bạn nên chú ý các vấn đề sau đây:
– Dừng ngay các hoạt động hiện thời, cố gắng ngồi hoặc nằm nghỉ ở nơi yên tĩnh, hít thở thật sâu
– Cố gắng duy trì giấc ngủ đúng giờ và đủ giấc
Nên làm gì khi bị bệnh rối loạn thăng bằng
– Chú ý tới chế độ dinh dưỡng, bổ sung thực phẩm có lợi, tăng cường rau củ quả tươi, giàu vitamin C. Hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm có hại, nhiều đường, muối, các chất kích thích, đồ uống có cồn, có gas, chứa cafein
Tham khảo chi tiết tại: http://khoathankinh.com/lam-ro-chung...hang-bang.html