Bên cạnh phân khúc căn hộ chung cư thì phân khúc đất nền tại khu vực TP.HCM cũng đang diễn ra hết sức sôi động, thậm chí tạo nên những cơn sốt đất khiến các nhà đầu tư lao theo mà không cân nhắc kỹ càng. Để tránh được những rủi ro khi lần đầu mua đất nền dự án, nhà đầu tư nên nắm vững 5 lưu ý quan trọng dưới đây:
>>> Xem thêm: propertyx
>>> Xem thêm: Mua chung cư Bình Thạnh có ưu điểm nào
1. Tìm hiểu thật kỹ thông tin chủ đầu tư
Thực tế hiện nay cho thấy nhiều dự án đất nền có giá bán khá rẻ, từ vài triệu cho đến vài chục triệu/m2 tùy khu vực. Nhưng theo nhận định của các chuyên gia thì nếu giá bán của đất nền mà bạn dự định mua thấp hơn nhiều so với giá bán đất nền của các dự án lân cận thì bạn nên tính toán đến tính khả thi và năng lực hoàn thiện dự án. Bạn không nên thấy dự án đất nền giá rẻ mà lao vào vì có thể gặp các dự án đang chết hoặc không khả thi.
Để nắm được tính khả thi của dự án đất nền, bạn nên chọn các dự án của các chủ đầu tư uy tín, hội tụ những yếu tố như: tiểu sử tốt, năng lực tài chính mạnh thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất, uy tín truyền thông, khảo sát người dân đang sinh sống tại các dự án của chủ đầu tư đó về mức độ hài lòng. Ngoài ra, để tìm hiểu kỹ hơn về uy tín chủ đầu tư, bạn có thể tham khảo thêm 4 bước xác định uy tín chủ đầu tư.
2. Giao dịch với giấy tờ rõ ràng, tìm hiểu hồ sơ pháp lý dự án
Để giao dịch đất nền dự án được rõ ràng. minh bạch, bạn cần chủ động yêu cầu phía chủ đầu tư dự án hoặc các sàn phân phối sản phẩm trình những giấy tờ cần thiết để chứng minh về vị trí dự án, giá trị lô đất, năng lực chủ đầu tư, giấy ủy quyền môi giới về việc ký hợp đồng, đồ án quy hoạch, thiết kế xây dựng dự án tương lai, thủ tục pháp lý...
Ngoài ra, bạn cần phải xem dự án lô đất mà mình chọn đã có quyết định giao đất của các cấp thẩm quyền và đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 cùng những thủ tục, giấy tờ khác hay chưa.
Đặc biệt bạn cần phải biết, theo văn bản hướng dẫn UBND các quận, huyện cùng các cơ quan liên quan khác thông qua nghị định 181/2004/NĐ-CP có hiệu lực từ 16/11/2004 thì chủ đầu tư phải xây dựng đúng mẫu nhà đã được thẩm định thiết kế và phù hợp với định hướng không gian, kiến trúc, cảnh quan đã được phê duyệt, tức chủ đầu tư không được phân lô bán nền mà buộc họ phải xây nhà hoàn chỉnh rồi mới bán.
3. Tránh mua đất nền chung sổ
Nếu bạn mua đất mà sử dụng sổ chung thì sau này có vấn đề tranh chấp xảy ra, bạn sẽ gặp khá nhiều rắc rối, chẳng hạn đối mặt với những vấn đề như: tách sổ không được do không đủ diện tích chia nhỏ theo luật quy định, có người chịu thỏa thuận có người không và đặc biệt nếu mua đất sổ chung bạn có thể không xác định được vị trí đất của các nền đất ấy.
4. Xem kỹ tiến độ thanh toán tiền
Với những đất nền giá rẻ hoặc mua dạng trả góp, bạn sẽ phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp, do đó rất cần nhờ tư vấn của luật sư hoặc người môi giới bất động sản kinh nghiệm.
Khi đặt bút ký hợp đồng, bạn phải xem xét kỹ lưỡng các văn bản, giấy tờ liên quan, hồ sơ pháp lý của dự án. Quan trọng là dự án đó có được gọi là đất sạch hay không, bởi vấn đề giải phóng mặt bằng là chuyện rất gian nan.
Bạn cũng nên lưu ý thêm những điều sau để thương lượng được giá cả chính xác:
Nếu người mua quá hạn 15 ngày không đóng đủ tiền như hợp đồng thì thường sẽ bị phạt ¼ giá trị hợp đồng và chủ đầu tư có toàn quyền quyết định.
Một số dự án có liên kết với ngân hàng hỗ trợ cho khách hàng vay vốn, song thường chỉ hỗ trợ cho người mua có thu nhập ổn định và khá cao, do đó cần xem rõ bạn có thể vay bao nhiêu trước khi đầu tư.
5. Cân nhắc khả năng tài chính để chọn dự án phù hợp
Lưu ý cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng khi lần đầu mua đất nền đó là xem xét khả năng tài chính của bản thân. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng chọn mua được những miếng đất phù hợp với khả năng tài chính, đồng thời hạn chế những rủi ro trở thành "con nợ" trong tương lai. Lời khuyên dành cho bạn đó là nên dùng số tiền có sẵn của bản thân để mua. Tuyệt đối hạn chế vay vốn ngân hàng số tiền quá lớn, vượt 50% giá trị lô đất. Bên cạnh đó nếu bạn muốn hợp tác đầu tư với bạn bè, người thân, tốt nhất cũng nên làm bản cam kết thỏa thuận, giao kèo rõ ràng ngay từ đầu về trách nhiệm và nghĩa vụ của đôi bên để tránh rắc rối về sau.
>>> Xem thêm: http://propertyx.net.vn