Cùng với sân bay Phan Thiết, các dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, đường ven biển Bình Thuận... Hút nhiều chủ đầu tư tìm đến địa phương.
Đọc thêm: Biệt thự lâu đài
Sở hữu bờ biển dài 192km cùng nhiều thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng như Gành Son, Giếng Tiên, Hòn Rơm, đảo Phú Quý... Nhưng bất động sản nghỉ dưỡng tại Bình Thuận có tốc độ phát triển khá chậm so với các địa phương có phát triển du lịch biển.
Số liệu của CBRE Việt Nam cho thấy, Bình Thuận hiện chỉ có khoảng 3.000 phòng khách sạn 4-5 sao, trong khi các Khánh Hòa, Quảng Ninh và Đà Nẵng sở hữu lần lượt là 9.204 phòng, 4.380 phòng và 7.463 phòng.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân quan trọng khiến bất động sản nghỉ dưỡng tại Bình Thuận đi sau các địa phương khác là do chưa có sân bay, để hút khách. Thị trường được dự báo sẽ có sự chuyển biến rất mạnh mẽ, khi sân bay Phan Thiết với vốn đầu tư trên 10.000 tỷ đồng đi vào khai thác.
Sân bay Phan Thiết có công suất thiết kế khoảng 500.000 khách mỗi năm và chỉ cách trung tâm thành phố Phan Thiết 10km. Sau khi sân bay Phan Thiết đi vào hoạt động, thời gian di chuyển từ TP HCM, Nha Trang, Đà Nẵng... Đến Phan Thiết chỉ còn 30 phút thay vì 2,5 giờ lái xe, còn các tỉnh thành phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng... Vào tới Phan Thiết cũng chỉ mất không quá 1,5 giờ bay.
Báo cáo nghiên cứu thị trường "Du lịch và bất động sản du lịch biển Việt Nam năm 2018" của Tập đoàn Crystal Bay - đơn vị đang quản lý vận hành The Sailing Bay Beach Resor (Mũi Né) - đánh giá, sân bay Phan Thiết đưa vào sử dụng sẽ tạo sức bật mới cho kinh tế tỉnh Bình Thuận.
"Khi thời gian di chuyển được rút ngắn tối đa, Bình Thuận sẽ thu hút thêm lượng lớn du khách đến từ các tỉnh phía Bắc và du khách quốc tế. Việc gia tăng khách du lịch sẽ tạo đà cho các lĩnh vực khác phát triển, trong đó thị trường bất động sản nghỉ dưỡng là lĩnh vực được hưởng lợi đầu tiên", trích báo cáo.
Bất động sản nghỉ dưỡng Phan Thiết kỳ vọng "cất cánh" cùng với đà hoàn thiện các hạ tầng giao thông kết nối.
Cũng theo Crystal Bay, hàng năm tập đoàn này đưa hơn 300.000 khách Nga tới Nha Trang (trong tổng số 500.000 khách Nga tới Nha Trang) với khoảng 1.300 chuyến bay charter của Crystal Bay hạ cánh xuống sân bay Cam Ranh. Số khách này không chỉ đổ về sử dụng các phòng khách sạn 3-5 sao tại Nha Trang mà còn cả Phan Thiết.
Cùng với sân bay Phan Thiết, hàng loạt dự án hạ tầng giao thông lớn khác cũng đang xây dựng kết nối thành phố biển với các địa phương khác. Chẳng hạn như cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết với tổng vốn đầu tư 18.000 tỷ đồng dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2020, hay đường ven biển Bình Thuận cũng đang trong quá trình xin ý kiến để điều chỉnh quy hoạch...
Cùng với đó, UBND tỉnh Bình Thuận luôn chú trọng điều chỉnh quy hoạch các khu vực ven biển, hệ thống hạ tầng giao thông ven biển... Gắn với phát triển du lịch trên địa bàn toàn tỉnh tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội.
Những thông tin tích cực về hạ tầng giao thông đã thu hút không ít dự án bất động sản về Bình Thuận, đặc biệt là Phan Thiết.
Trong đó, có dự án NovaHills Mũi Né của chủ đầu tư Novaland. Với hơn 600 biệt thự, dự án có giá dự kiến từ 7,3 tỷ đồng mỗi căn đã bao gồm đầy đủ nội thất. Đại diện đơn vị phát triển cho biết, NovaHills Mũi Né đang nhận được sự hưởng ứng rất tốt từ thị trường. Lượng khách chủ yếu là những nhà đầu tư có mức thu nhập ổn định, trung lưu, trong đó khách hàng cũ của Novaland chiếm số đông.