Quầy lễ tân hiện nay là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào. Nếu khu tiền sảnh tăm tối, bố trí bừa bộn sẽ chỉ ra cho thấy sự thiếu quan tâm đến hình ảnh của doanh nghiệp, làm giảm hưng phấn làm việc của nhân viên, gây suy thoái nguồn khí mở đầu cho mỗi cơ sở kinh doanh. Theo phong thủy, lối vào sảnh đón của văn phòng, nơi kinh doanh là vị trí đòi hỏi phải tạo nên một không gian ấn tượng, thu hút, an toàn và thân thiện. Do vậy, để công việc kinh doanh trở nên thuận lợi, phát triển và: hưng thịnh, người làm kinh doanh cũng phải chú trọng phong thủy quầy lễ tân.
Xem ngay: Thanh Lý Quầy Lễ Tân Giá Rẻ
1. Vị trí quầy lễ tân hợp phong thủy
Theo phong thủy, vị trí của quầy lễ tân nên được thiết kế cách cửa chính một khoảng vừa phải, sao cho khách vào không phải đi qua một không gian quá rộng hoặc sâu, nhưng cũng tránh không nên quá gần cửa khiến khách vừa vào thì “sà ngay” đến quầy lễ tân. Khoảng cách hợp lý nhất từ quầy lễ tân đến cửa là trong vòng từ 5 đến 9 bước chân của khách (từ 3m đến 5,5m) vì khoảng cách đó hợp với nhịp sinh học của con người và các quái số tốt của phong thủy.
Quầy lễ tân không nên đặt nằm “chơ vơ” mà nên đặt trước một bức tường (hậu chẩm) bởi theo phong thủy đó là chỗ dựa vững chắc.
Quầy lễ tân nên được đặt ở hướng Nam – hướng tượng trưng cho cái đẹp và những điều tươi sáng nhất, như thế công ty của bạn mới có thể “thu nạp” những luồng khí tốt thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán.
Có thể đi theo thứ tự hệ thống cửa - quầy lễ tân - nơi ngồi đợi và giao tiếp để kiểm tra và bố trí phong thủy hợp lý cho một không gian sảnh đón. Nếu là nhà phố thì trước khi vào đến bộ cửa chính cần có khoảng lùi vừa đủ để giảm xung sát từ ngoài vào (hình 1). Tỷ lệ của bộ cửa chính cần có sự tương xứng với mặt tiền nhà và không gian sảnh bên trong, phù hợp với số lượng người giao dịch, chiều cao và rộng của mặt tiền văn phòng và chất liệu cửa thể hiện nội dung kinh doanh bên trong.
2. Bài trí lối vào quầy lễ tân hợp phong thủy
Quầy lễ tân thường được đặt ở vị trí trước cửa của tòa nhà nên việc bố trí cửa hợp phong thủy cũng là một điều rất quan trọng. Cửa ra vào cần có sự tương xứng với ngôi nhà. Nếu dùng cửa có 2 cánh, cả 2 cánh phải được mở rộng để dòng khí dễ dàng di chuyển vào tòa nhà. Với văn phòng lớn, bạn nên bố trí cửa xoay, bởi chúng sẽ luân chuyển năng lượng ở lối ra vào một cách hợp lý nhất.
Nếu tòa nhà công ty bạn có cửa sổ đặt đối diện ngay với cửa chính, nghĩa là quầy lễ tân dựa lưng vào cửa sổ, thì bạn nên đặt một số cây cảnh hoặc lọ hoa lớn trên bàn lễ tân để để ngăn chặn dòng khí từ cửa chính vừa đi vào tòa nhà, chưa kịp luân chuyển bên trong tòa nhà đã đi ra lối cửa sổ.
Phía trước quầy lễ tân chính là khu vực tiếp khách của công ty, và đây là vị trí nằm trong khoảng cách từ cửa chính tới quầy lễ tân. Bạn lưu ý tránh đặt bàn tiếp khách quá gần hoặc đối diện ngay chính giữa cửa chính, vì tạp âm, nguồn khí ô nhiễm từ ngoài vào có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của các nhân viên trực tại quầy lễ tân.
Khoảng cách từ quầy tiếp tân đến cửa cũng là vấn đề nên quan tâm sao cho khách vào không phải băng qua không gian quá rộng hoặc sâu, nhưng cũng không phải vừa vào thì “sà ngay” đến quầy tiếp tân. Các chuyên gia phong thủy khuyên nên có khoảng cách trong vòng từ 5 đến 9 bước chân của khách (từ 3m đến 5,5m) là hợp với nhịp sinh học và các quái số tốt của phong thủy. Tốt nhất là quầy lễ tân cần có khoảng tường (hậu chẩm) làm chỗ dựa phía sau, kết hợp trên đó treo logo, tên hoặc slogan của công ty, còn phía trước có khoảng trống nội minh đường quang đãng (hình 3).
Lối đi ra phía sau nên nằm về một bên và đủ rộng để không phải vòng qua quầy mới đi ra vào được. Nếu có nhiều lối đi tỏa từ quầy lễ tân ra thì phải phân loại đâu là lối nhân viên, đâu là lối của khách để tránh tình trạng rối loạn, va chạm trong giao thông nội bộ.
Hình dáng, chất liệu, màu sắc của quầy tiếp tân cần tuân thủ tương sinh ngũ hành với tính chất kinh doanh, có sự nhắc lại, có liên quan với logo hay tên của doanh nghiệp. Đây cũng chính là cách gia tăng khí bằng điểm nhấn trong trang trí, hay nói theo kiểu dân dã là “tốt khoe - xấu che” đó vậy.
Các công ty thường có một lối đi phía sau ngoài lối vào bằng cửa chính. Lối đi ra phía sau nên nằm về một bên và đủ rộng để bạn không phải vòng qua quầy lễ tân mới đi ra vào được. Nếu có nhiều lối đi tỏa từ quầy lễ tân ra thì bạn cần phân loại rõ ràng lối đi dành cho nhân viên, lối đi dành cho khách hàng… để tránh tình trạng rối loạn, va chạm trong giao thông nội bộ, ảnh hưởng không tốt đến những mối quan hệ trong nội bộ công ty.
3. Bài trí không gian quầy lễ tân hợp phong thủy
Về màu sắc:
Không gian quầy lễ tân nên được trang trí bằng màu đỏ hoặc tím để làm nổi bật không gian, thu hút ánh nhìn cũng như mang lại may mắn, thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty.
Về trang trí nội thất:
Ghế ngồi của nhân viên tiếp tân cần được lựa chọn là loại ghế thoải mái, vững chãi, phía sau có tường che chắn để tạo cảm giác an toàn. Trên quầy lễ tân, bạn không nên kỵ đặt các đồ vật trang trí có hình tam giác hoặc các đồ có góc nhọn vì theo phong thủy nó là biểu tượng của những sự nguy hiểm.
Bạn có thể tận dụng bức tường phía sau quầy lế tân để treo những logo, tên hoặc slogan của công ty, còn phía trước quầy lễ tân nên để một khoảng trống quang đãng chứ không nên treo gì cả.
Tùy vào khu vực, tính chất công việc mà bạn chọn kích thước lớn bé của cá phù hợp. Bạn có thể đặt hồ cá ở khu vực tiếp khách, những con cá nhỏ, linh hoạt, tạo năng lượng tích cực, rất phù hợp với các công ty thương mại. Trong khi đó, những con to, bơi chậm chạp tạo cảm giác an bình lại thích hợp cho các bệnh viện hay phòng mạch.
Khu vực tiếp khách cũng cần đặt thêm quạt máy, cây xanh và đồ dùng đựng nước uống. Chúng là những thứ cần thiết để giúp khu vực tiếp khách luôn ở trạng thái trong lành và có sự luân chuyển năng lượng tốt, mang đến những điều tốt lành, tài lộc cho việc làm ăn buôn bán của bạn.
Nếu bạn còn thắc mắc thì hãy liên hệ ngay với Thu Mua Bàn Ghế Cũ Hải Đăng để được đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp hỗ trợ bạn. Hoặc liên hệ theo địa chỉ: B15/21 – QL50 – Bình Hưng – Bình Chánh – TPHCM.