Hạng mục thi công sơn epoxy tự san phẳng ngoài áp dụng thi công cho nhà máy sản xuất dược phẩm, còn được nhiều chủ đầu tư những ngành khách quan tâm và tìm kiếm. Bởi loại sơn này mang đến nhiều tác dụng tích cực, bảo vệ bề mặt lâu - bền và không tốn kém chi phí nhiều. Chính vì thế, việc thi công sơn epoxy tự san phẳng cho nhà máy dược cần thận trọng và tỉ mỉ từng bước một để đem lại công trình hoàn thiện đạt chất lượng như mong muốn.
Cấu tạo của sơn epoxy tự san phẳng là dòng sơn hai thành phần khá thông dụng cho các vị trí sơn nền nhà xưởng về sản xuất y tế, thực phẩm, trung tâm thương mại, hiện nay. Để việc thi công sơn epoxy tự san phẳng đạt được hiệu quả trên các công trình, cần lưu ý những điểm gì thông qua bài viết này
Cần lưu ý những gì khi thi công sơn epoxy tự san phẳng cho sàn nhà xưởng
Việc thi công sơn epoxy tự san phẳng cho sàn nhà máy dược cần được đảm bảo từ khâu chuẩn bị bề mặt, vệ sinh bề mặt kỹ càng. Xử lí các vết nứt, lồi lõm.... Trên bề mặt. Công đoạn này được cho là công đoạn quan trọng nhất, xử lý bề mặt tốt giúp cho màng sơn dễ bám, và mịn hơn khi công trình được hoàn công. Ngoài ra, chúng ta cũng cần lưu ý các bước trong quá trình thi công như
- Xảm nhám xong loại bỏ toàn bộ bụi bẩn, các chất bám trên bề mặt bằng dụng cụ máy móc hoặc hóa chất chuyên dụng.
- Pha sơn theo đúng tỷ lệ nhà sản xuất yêu cầu
Khi thi công sơn epoxy tự san phẳng, cần lưu ý đến khoảng cách thời gian thi công giữa các lớp sơn. Cần đảm bảo được lớp sơn đã khô hoàn toàn trước khi thi công lớp sơn tiếp theo. Hiện nay, một số nhà thầu chạy theo lợi nhuận mà có thể sẽ cắt một vài công đoạn thi công nên cần tìm hiểu kỹ, tham khảo thông tin từ nhiều nhà thầu khác, để công trình hoàn thiện có tính thẩm mỹ cao, quá trình sử dụng dài hạn.
Thi công sơn epoxy tự san phẳng cho nhà máy dược
Qúa trình thi công sơn tự san phẳng cho nhà máy dược
Để thi công đạt hiệu quả cao khi sơn epoxy tự san phằng, cần có đội ngũ kỹ thuật phải có tay nghề cao, đã thi công ở hạng mục này nhiều lần vì nếu chưa thực tế thi công qua hoặc kinh nghiệm thực tế ít thì khi xử lý bề mặt dẫn đến bị sần, bề mặt phủ sơn tự san phẳng không đều. Ngoài những lưu ý kể trên, làm đúng theo hướng dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất theo các bước dưới đây.
Bước 1: Mài nhám mặt bê tông
Mục đích dùng máy công nghiệp mài xước bề mặt, tạo nhám, giúp các lớp sơn bám dính vào bề mặt và liên kết với bê tông mặt sàn
Sau khi tiến hành xong bước tạo nhám nền bê tông. Tiến hành xử lý làm sạch nền bê tông từng khu vực. Nếu có những tạp chất cần dùng dụng cụ và chất tẩy rửa làm sạch lại bề mặt
Bước 2: Tiến hành lăn lớp lót epoxy
Thi công sơn lót epoxy (còn gọi Primer): dùng cọ có đầu lăn đều sơn lót epoxy trên mặt nền bê tông giúp liên kết các lớp sơn với nhau
Bước 3: Trám vá mặt nền bê tông
Xử lý những vết nứt gãy hay những lỗ hổng lớn trên toàn bộ mặt nền bê tông bằng vật liệu trám chuyên dụng, giúp tạo cho sơn epoxy tự san phẳng có liên kết chắc chắn bám sâu và cũng như những khiếm khuyết khác trên mặt nền bê tông
Bước 4: Tạo độ cứng ổn định cho bề mặt bê tông
Lăn base với 1 lớp sơn epoxy, dùng cát rắc ( chú ý: lăn đến đâu rắc cát đến đó). Bước rắc cát giúp tăng độ độ dày, độ cứng cho nền bê tông
Bước 5: Tạo phẳng cho mặt sàn bê tông
Dùng bả 1 lớp sơn epoxy toàn bộ bề mặt tạo độ phẳng hơn cho mặt nền bê tông, giúp sơn epoxy tự san có liên kết bám chặt và giảm được các bọt khí nhỏ
Bước 6: Dùng sơn epoxy tự san phẳng để hoàn thành mặt nền bê tông
Với sản phẩm sơn này, cần trộn đều bằng máy khuấy giữa hai thành phần của sơn epoxy tự san phẳng. Sau đó, đổ sơn ra mặt nền dùng dụng cụ có đầu cào gạt, cán đều (trải ) cho lớp sơn này phủ toàn bộ mặt nền. Ngoài ra, dùng lô gai để lăn lại cho đến khi hết bọt khí còn sót lại, giúp bề mặt sàn có được mặt nền có độ thẩm mỹ hoàn hảo
Với những thông tin chia sẽ của chúng tôi liên quan đến thi công sơn epoxy tự san phẳng cho sàn nhà máy dược, hy vọng sẽ đưa ra được phương pháp thi công tốt nhất để đem lại công trình hoàn thiện nhất, đạt chất lượng cao nhất.