Mát trời đẹp nắng, nghề nuôi ong du mục ở Tây Nguyên có thể kiếm lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm và rất dễ thu hồi vốn ban đầu. Thế nhưng nghề này cũng không phải ai cũng làm được, cũng lắm tâm tư, xa nhà, xa vợ con để đưa ong rong ruổi theo những mùa hoa lấy mật.

Lãi nhiều, rủi ro lớn

Hàng năm, khi mùa khô ở Tây Nguyên tới, các vùng chuyên canh cà phê, cao su… bắt đầu ra hoa cũng là thời điểm nơi đây đón nhận “mùa ong di cư” lớn nhất trong năm. Theo đó, những chủ nuôi ong từ khắp nơi, ở nhiều tỉnh thành Bắc – Trung – Nam quy tụ đưa đàn ong về đây lấy mật. Chính sự di cư, đưa ong rong ruổi theo những mùa hoa nên nghề này cũng được ví von là “nghề nuôi ong du mục”.

Theo các chủ nuôi ong, đây là nghề dễ hái ra tiền nhưng cũng có lúc ăn phải “mật đắng” và họ thường truyền tai nhau rằng: “Ở đâu hoa nhiều thì ở đó sẽ có nhiều tiền”.


Tại Gia Lai, có 2 mùa hoa cà phê và cao su ra hoa nối liền nhau suốt 6 tháng mùa khô nên được nhiều chủ ong lựa chọn điểm đến trong mùa “di cư”.

Thời điểm này, đi qua các vườn cao su rất dễ nghe thấy những tiếng ong vo ve, thấy những dãy thùng ong được đặt ngăn nắp dưới những hàng cây cao su kéo dài hun hút. Nói về nghề nuôi ong du mục, anh Trần Đình Truyền (1 chủ nuôi ong nhà ở xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị - hiện đang đặt hơn 400 thùng ong tại xã Ia Dớk, huyện Đức Cơ) cho biết, mỗi năm anh có 2 đợt di cư từ Quảng Trị vào Gia Lai và ngược lại. Từ tháng 11 đến tháng 4 âm lịch đưa ong vào ở Gia Lai đón mùa hoa cà phê và cao su nở rộ, khi mùa mưa đến sẽ quay về quê tiếp mùa hoa keo, hoa tràm.

“Ban đầu tôi học nuôi ong vì đam mê, nhưng sau thấy nghề này lợi nhuận cao, dễ thu hồi vốn nên theo luôn. So với trồng lúa, nuôi ong thu nhập cao gấp 5-10 lần và có thu quanh năm nhờ đưa ong di cư. Tính bình quân, nếu nuôi 300 thùng ong thì sau khi trừ chi phí, có thể thu lãi 150 - 200 triệu đồng/năm, nếu được mùa hoa và giá mật cao thì có thể lãi đến 400 triệu đồng. Lợi nhuận cao hay thấp đều phụ thuộc rất lớn nguồn mật và giá cả thị trường”, anh Truyền chia sẻ.

Theo anh Truyền, nghề nuôi ong cho lãi cao nhưng rủi ro cũng rất lớn. Thực tế, con ong rất nhạy cảm với thuốc bảo vệ thực vật, nếu không may đi hút mật trúng thời điểm người ta phun thuốc thì nguy cơ rất cao. Nếu không phát hiện sớm và di chuyển ong đi vùng khác thì khả năng ong bị diệt đàn, nhẹ thì lỗ vốn, nặng thì phá sản. Bởi chi phí đầu tư 1 thùng ong thấp nhất cũng 300 nghìn đồng, hoàn thiện thì mất cả triệu bạc, riêng tiền mua 1 con ong chúa không dưới 6 triệu đồng.

Bên cạnh đó, các bệnh thối ấu trùng, đau bụng trên ong cũng khiến không ít chủ ong mất ngủ vì lo.



So với mật ong rừng có giá từ 500.000 - 600.000 đồng/lít, mật ong nuôi có giá thấp hơn nhưng bù lại các chủ ong thu được sản lượng mật lớn. Hiện mỗi lít mật ong hoa cà phê có giá 80.000 - 90.000 đồng và gần 40.000 đồng/lít mật ong cao su thì các chủ ong vẫn có lãi lớn. Tag: Cong ty diet con trung

Anh Truyền cho biết, với thời tiết Tây Nguyên nắng đẹp và nhiều hoa như hiện nay, hy vọng hơn 400 thùng của anh sẽ có lãi to. Chờ mùa mưa đến, anh lại chuẩn bị cho hành trình di cư mới.

Tâm tư nghề du mục

Chia sẻ về nghề, anh Truyền cho hay: “Công việc nuôi ong hàng ngày cũng rất đơn giản, gồm: Kiểm tra đàn ong xem có dấu hiệu bất thường hay bệnh tật phát sinh để có hướng xử lý, cho ong ăn và quay lấy mật. Tuy đơn giản như thế nhưng lúc làm việc phải tỉ mỉ, có nghề, nếu lơ là sẽ dẫn đến thành bại chỉ trong gang tấc. Chuyện bị ong đốt là thường ngày, lâu dần thành quen. Học nghề này nhanh thì 2 - 3 tháng, chậm thì 1 năm có thể làm được, nhưng có người theo học 2 năm trời cũng làm không xong. Tôi trước đây đi theo người quen 2 tháng là học lõm được nghề, rồi làm luôn”.

Theo anh Truyền, làm ra được giọt mật ngọt ngào cũng lắm truân chuyên. Hàng năm phải đi theo từng mùa hoa, con ong có ăn no thì người nuôi mới thu nhiều mật. Trước mỗi chuyến “di cư”, chủ ong phải mất cả tuần đi khảo sát các địa phương có nguồn mật dồi dào mới chuyển đàn ong đến. Đưa cả đàn ong di cư cũng rắc rối vì phải xin địa điểm, tốn phí vận chuyển và tốn không ít “lệ phí ngầm” của từng địa phương.

“Nghề này có nhiều chuyện phải lo lắm, ngoài các chi phí lặt vặt, có nơi còn bị đám côn đồ trấn lột đòi bảo kê, có khi bị trộm cắp. Trong lúc nuôi ong thì lại lo bệnh dịch, đến khi làm ra được giọt mật thì lo sợ mất giá. Sợ nhất là sản phẩm có chất kháng sinh hoặc lượng đường trong mật cao khiến công ty không thu mua, nếu bán thì phải chịu ép giá. Nói chung, nghề này không ngại khó, ngại khổ, chỉ ngại xa gia đình”, anh Truyền nói. Tag: Dich vu diet con trung

Theo anh Truyền, thường mỗi mùa hoa kéo dài từ 4 - 6 tháng nên phải xa gia đình chừng đó thời gian. Do vậy, mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều do 1 tay vợ thay chồng làm và chăm sóc 2 con nhỏ. Hàng ngày, ngoài thời gian chăm ong, đêm về anh thường thui thủi 1 mình trong lều trại giữa chốn “đồng không mông quạnh”. Tối đến cũng không dám bật đèn vì sợ ong thấy ánh sáng lao vào sẽ bị nổ mắt mà chết.

Cùng chia sẻ về nghề, ông Hà Văn Năm (43 tuổi, chủ ong nhà ở TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) nói: “Đến nay tôi đã có hơn 20 năm kinh nghiệm nuôi ong lấy mật, trung bình mỗi năm phải di chuyển các tỉnh khác 2 - 3 lần. Do đặc trưng của nghề phải theo những mùa hoa nên đành chấp nhận xa nhà, bây giờ xe cộ cũng tiện lợi nên cũng dễ dàng về thăm nhà hơn. Mình đi xa vất vả nhưng chỉ tội cho vợ, con gánh vác mọi chuyện ở nhà thôi. Ở đây, hàng ngày lấy công việc làm niềm vui, coi ong như bạn cho đỡ nhớ nhà”. Tag: Cong ty diet muoi

Nguồn: danviet.vn/tin-nong-nghiep/mua-ong-di-cu-lon-nhat-bo-vo-con-di-theo-mua-hoa-kiem-tram-trieu-973194.html