Vòng 1 căng tròn, săn chắc là mơ ước của bất cứ chị em nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được vẻ đẹp tự nhiên như mong muốn. Vì vậy, nhiều người phải tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ. Nhưng phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu bạn chưa thực sự hiểu rõ về nó và thực hiện ở các trung tâm không.
>>> Xem thêm: nâng ngực nội soi
>>> Xem thêm: nâng ngực uy tín tại tphcm
>>> Xem thêm: nâng ngực nội soi bao nhiêu tiền
Hiện nay, có một số ý kiến cho rằng, nâng ngực, dùng toàn đồ giả, không như đồ thật nên sẽ rất “chán”. Bác sĩ nghĩ sao về điều này?
Tôi đã có 10 năm nghiên cứu về vấn đề nâng ngực. Theo tôi, những phụ nữ có bộ ngực không như ý, không tự tin vào cơ thể nên nâng ngực bởi vòng 1 sẽ thể hiện được vẻ đẹp của người phụ nữ.
Trên thế giới, 1 năm có 200.000 ca phẫu thuật nâng ngực. Riêng TP.HCM theo báo cáo có 6.500 người đã nâng ngực.
Căn cứ vào thực tế, tôi thấy số người có nhu cầu nâng ngực rất lớn. Vì thế, mọi người có vòng ngực phẳng lì, phụ nữ chưa bao giờ có ngực hoặc ngực bị chảy xệ sau khi cho con bú thì có thể đi nâng ngực.
Vậy, quy trình phẫu thuật nâng ngực diễn ra như thế nào? Có phức tạp không?
Quy trình phẫu thuật nâng ngực không phức tạp.
- Trước tiên, bệnh nhân sẽ gặp bác sĩ, bác sĩ sẽ tư vấn cái được, cái mất cho bệnh nhân khi thực hiện phẫu thuật nâng ngực. Bác sĩ sẽ đo các số đo và cân nhắc với bệnh nhân nên làm thế nào cho phù hợp.
- Bệnh nhân sẽ đến bệnh viện làm xét nghiệm. Những xét nghiệm đó thể hiện sức khỏe bình thường và chấp nhận được cuộc gây mê bác sĩ sẽ phẫu thuật.
- Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ mở đường rạch tạo khoang túi và đặt túi ngực phù hợp với kích cỡ lồng ngực của từng người, sau đó, bá sĩ khâu lại, đặt ống dẫn lưu, bệnh nhân sẽ tỉnh sau gây mê
- Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chăm sóc, cắt chỉ. Lúc này, mọi công việc coi như hoàn tất. Sau đó bệnh nhân phải tham gia quá trình tập luyện thường xuyên trong vài tháng để tránh biến chứng.
Phẫu thuật nâng ngực kéo dài bao lâu? Khi nào bệnh nhân hồi phục, thưa bác sĩ?
Đặt túi ngực, tùy vào mức độ khó và tùy vào trình độ của bác sĩ nhưng thông thường, đặt túi ngực diễn ra từ 1-2 tiếng. Trong quá trình gây mê, bệnh nhân không tỉnh. Nhưng sau hậu phẫu, bệnh nhân tỉnh lại và không có cảm giác đau vì đã có thuốc gây mê.
Nhiều người lo ngại, phẫu thuật nâng ngực sẽ mất tính “nhạy cảm” khi sinh hoạt vợ chồng. Bác sĩ có thể lý giải rõ hơn về điều này?
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ có nhiệm vụ giữ lại dây thần kinh cảm giác ở đầu núm vú. Tuy nhiên, cũng có người mất cảm giác nhưng trong vòng 6 tháng, dây thần kinh đó phục hồi và cảm giác lại quay trở lại bình thường.
Bao lâu sau khi nâng ngực, chị em nên tháo túi ngực để thay túi mới?
Về túi nâng ngực, không nhà sản xuất nào nói là vĩnh viễn, nhưng trong vòng 10 năm chúng tôi thường hẹn bệnh nhân quay lại khám, siêu âm, chụp xem những túi đó có bị gấp nếp và đóng vôi hay không. Chúng tôi thấy tỉ lệ biến chứng khi nâng ngực rất thấp, chỉ dưới 1%.
Những biến chứng có thể xảy ra khi nâng ngực là gì? Làm thế nào để phát hiện biến chứng?
Có 2 loại biến chứng khi nâng ngực là biến chứng sớm và biến chứng muộn.
Biến chứng sớm (biến chứng gần) thường xảy ra mấy tháng đầu sau phẫu thuật như:
- Tụ máu, đường chảy máu, trong khoang xuất huyết mạch, đầu tiên cầm sau đó chảy gây tụ máu. Xử lý rất đơn giản, người ta có thể mở ra.
- Biến chứng thứ 2 là nhiễm trùng có thể có nhưng tỉ lệ rất thấp, không đáng kể.
Biến chứng muộn:
- Sẹo vết mổ vì da đứt sẽ có sẹo. Sẹo nhỏ hay sẹo to, sẹo quá phát hay sẹo lồi tùy thuộc vào cơ địa.
- Ngoài ra, có người bị biến chứng co bao. Chúng tôi theo dõi, tỉ lệ khoảng 2,4% nghĩa là 100 người có 2,4% co bao.
Khi có dấu hiệu bất thường nên báo cho bác sĩ ngay để được khám và xử lý kịp thời. Chẳng hạn: Bệnh nhân cảm thấy ngực chắc thì đó là biến chứng giai đoạn đầu của co bao. Lúc này chỉ cần luyện tập là khỏi. Nếu bệnh nhân đến muộn quá, bao dầy lên thì phải mổ, bỏ đi và thay túi mới.
Túi ngực có dị chất nên làm càng to càng nhiều biến chứng. Ví dụ: Túi ngực to quá độn vào người có lồng ngực bé thì sẽ bị vẹo vọ.
Đối với người Việt Nam, cao 1, 60 cm thông thường dùng là 260-350 cc silicon. Tóm lại, bác sĩ phải đo lồng ngực, vì lồng ngực hẹp thì không để đặt túi ngực to được. Đó chính là việc tư vấn để bệnh nhân chấp nhận được sao cho đạt được sự hài hòa.
Phụ nữ nâng ngực có ảnh hưởng đến cho con bú không, thưa bác sĩ?
Trong báo cáo của chúng tôi, có 19% bệnh nhân chưa có gia đình, tỉ lệ này chứng tỏ nhu cầu rất bức thiết, phải có nâng ngực. Trong phẫu thuật có 2 đường mổ không liên quan đến tuyến vú là đường mổ ở nách và đường vú nên không bị ảnh hưởng, vấn đề tiết sữa không bị ảnh hưởng.
Vậy, người có nhu cầu nâng ngực nên phẫu thuật theo đường nào?
Hiện nay có 4 đường mổ để nâng ngực: Nếp vú, quầng vú, nách và đường vận dụng (mổ mỡ bụng, bằng qua rốn người ta có thể đưa lên túi). Trong quá trình thu thành bụng thì nâng ngực cho bệnh nhân.
Đường mổ ở nếp vú là thông dụng nhất, an toàn nhất và không đụng tuyến vú nhưng lại có sẹo. Ở Việt Nam, sẹo thông thường lại không đẹp vì mình là người da vàng. Phụ nữ chưa có gia đình thì không nên mổ nếp ở quầng vú hoặc đường nách.
Phẫu thuật nâng ngực thì đầu vú có mất cảm giác không, thưa bác sĩ?
Mất cảm giác ở đầu vú là do dây thần kinh cảm giác bị ảnh hưởng. Bình thường chúng tôi cố gắng tìm để tránh. Nhưng theo thống kê, từ 6 tháng đến 1 năm, bệnh nhân sẽ có cảm giác trở lại.
Nâng ngực có gây có khăn cho việc sàng lọc ung thư vú?
Người có kinh nghiệm vẫn phân biệt được dưới đáy vú hoặc phía trên có khối u cục nào đó mà nghi ngờ ung thư. Túi độn ngực không che chắn những tổn thương có thể nghi là ung thư. Dưới tác dụng của phương tiện hiện nay, đều có thể xác định được đâu là u.