Ông bà từ xưa đã nói “thập nhân cửu trĩ”, nghĩa là cứ 10 người thì hết 9 người bị trĩ, cho thấy căn bệnh “khó nói” này phổ biến đến thế nào. Thế nhưng, bệnh tật gì cũng có nguyên do của nó.
[/b]Bệnh trĩ giai đoạn đầu thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe. Tuy nhiên khi người bệnh không sớm thăm khám và có những biện pháp điều trị thích hợp cùng với việc hình thành những thói quen xấu, bệnh trĩ sẽ phát triển mạnh mẽ trong một thời gian ngắn.



Thường xuyên sử dụng chất kích thích

Các chất kích thích là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày gây ra táo bón hoặc tiêu chảy từ đó gây nên bệnh trĩ. Những người có thói quen sử dụng nhiều chất kích thích có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn bình thường. Bởi lẽ uống rượu hay uống rượu quá nhiều sẽ kích thích niêm mạc trực tràng, hậu môn làm niêm mạc bị sung huyết, gây cản trở máu trở về tĩnh mạch nên dễ hình thành các búi trĩ.

Bên cạnh đó, uống rượu sẽ làm cho cồn ngấm và thành mạch dạ dày và đi vào hệ tuần hoàn máu, trong đó có khoảng 90% phải qua gan. Thường xuyên uống hoặc uống rượu quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng của gan, làm tổn thương các tế bào gan, có thể xảy ra xơ gan. Khi đó áp lực tĩnh mạch cửa sẽ tăng cao, làm sự trở về của máu ở chùm tĩnh mạch trĩ bị cản trở, khiến áp lực bên trong tĩnh mạch tăng cao, làm tĩnh mạch phình to gây bệnh trĩ.

Người làm nghề lái, kế toán, đứng gác

Những người làm công việc văn phòng, ít hoạt động như đứng lâu hoặc ngồi lâu trong 1 tư thế đều có nguy cơ mắc bệnh trĩ khá cao. Bởi những nguyên nhân sau:

+ Khi đứng lâu: Con người vốn có cơ thể thẳng đứng, nên vị trí của hậu môn tương đối thấp, có thể ảnh hưởng đến sự trở về của dòng máu, dưới tác dụng của lực hấp dẫn của trái đất dễ gây ra ứ máu tạo thành bệnh trĩ.

+ Ngồi lâu: Nếu như đứng lâu có thể gây nên bệnh trĩ thì việc ngồi lâu cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Bởi lẽ về mặt giải phẫu, các tĩnh mạch của trực tràng không có van tĩnh mạch gây ảnh hưởng đến việc trở về của dòng máu. Ngoài ra, do cửa hậu môn nằm ở phía dưới cơ thể nên ngồi lâu sẽ làm hậu môn phải chịu áp lực trực tiếp, ngăn trở máu trở về tĩnh mạch, dễ gây ra bệnh trĩ.

Phụ nữ đang mang thai và cho con bú

Trong giai đoạn mang thai, thai nhi phát triển ngày một lớn, điều này tạo ra áp lực đè lên tĩnh mạch ở khoang chậu, làm máu ứ lại ở trực tràng phía dưới khiến mạch máu bị giãn cục bộ thậm chí bị gập phình to. Cũng trong thời gian này, do chịu ảnh hưởng của các hormon nội tiết nên có thể làm mạch máu ở xương chậu và mạch máu ở trực tràng bị giãn, những điều đó đều là nhân tố gây ra bệnh trĩ. Ngoài ra, những phụ nữ trong thời gian mang thai thường hoạt động ít, hay ngồi đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trĩ, dễ làm bệnh trĩ phát tác cấp tính và nặng thêm.

Nhiều người thường có suy nghĩ rằng, bị trĩ trong giai đoạn mang thai là một hiện tượng sinh lý và là điều tất nhiên không thể tránh được. Tuy nhiên quả thực không phải như vậy, chỉ cần nắm được những kiến thức cơ bản nói trên và biết sớm lựa chọn, áp dụng các biện pháp điều trị bệnh trĩ cho bà bầu[/b] thì có thể phòng tránh được bệnh trĩ ngay cả trong giai đoạn mang thai.

Người mắc các bệnh về đường tiêu hóa

Người mắc bệnh táo bón kinh niên, người bị kiết lị… đều dễ mắc phải bệnh trĩ. Do khi bị những chứng bệnh này, khi đi đại tiện người bệnh phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong lòng ống hậu môn khiến các búi trĩ to dần và sa ra ngoài gây nên bệnh trĩ. Ngoài ra, những bệnh nhân mắc các bệnh khác như hội chứng ruột kích thích, tăng áp lực trong ổ bụng, u bướu vùng hậu môn trực tràng và các vùng xung quanh cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao.

Những người ít hoạt động

Với những người ít hoạt động, chủ yếu là những người ngồi bàn giấy và không thích các hoạt động thể dục, thể thao thường nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao. Cơ thể của những người này hầu hết là yếu, không có sức đề kháng nên rất dễ mắc những bệnh mạn tính như viêm khí quản mạn tính và viêm dạ dày,… Thêm vào đó, việc không thường xuyên rèn luyện thân thể làm chức năng của mạch máu, các cơ bắp của cơ thể và thậm chí chức năng của các cơ quan nội tạng đều bị giảm sút. Bên cạnh đó, những người hoạt động ít, cơ bắp, khớp xương và các cơ quan nội tạng đều không được rèn luyện, tuần hoàn máu chậm, dây chằng cơ bắp lỏng nhão, mạch máu giãn, tĩnh mạch ở trực tràng, hậu môn cũng bị gập phình dễ gây ra bệnh trĩ.

Hơn nữa, trực tràng và cửa hậu môn nằm ở phần dưới của cơ thể, nên bình thường sự quay trở về của dòng máu đã bị ảnh hưởng, thêm vào đó ngồi lâu sẽ làm cho phần của hậu môn phải trực tiếp chịu thêm áp lực càng gây cản trở dòng máu quay trở về. Từ những nguyên nhân trên có thể thấy, với những người ít vận động thì nguy cơ mắc bệnh trĩ thường rất cao.