Mặc dù căng da mặt được coi là phương pháp thẩm mỹ tương đối an toàn. Tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn một số biến chứng và rủi ro không đáng có nếu không được thăm khám và tư vấn kỹ bởi chuyên gia trước khi thực hiện. Tìm hiểu ngay những tác hại của việc căng da mặt ở những địa chỉ không uy tín hoặc bác sĩ không có chuyên môn cao qua bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm: phẫu thuật căng da mặt
>>> Xem thêm: căng da mặt ở đâu đẹp
>>> Xem thêm: bác sĩ thẩm mỹ giỏi
1. Tác hại của việc căng da mặt
Bên cạnh lợi ích khiến cho bạn trẻ hóa hơn cả chục tuổi, phẫu thuật căng da mặt cũng tiềm ẩn một số biến chứng tạm thời hoặc vĩnh viễn nếu không được thực hiện bởi chuyên gia, đặc biệt là bạn sử dụng các phương pháp căng da cổ điển. Những biến chứng sẽ gây ra những thay đổi đáng kể về ngoại hình và ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn, bao gồm:
➢ Rụng tóc
Hậu quả căng da mặt đầu tiên phải kể đến đó là bạn có thể bị rụng tóc vĩnh viễn gần các chỗ bị rạch trong quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên điều này cũng có thể được giải quyết bằng phẫu thuật cấy ghép tóc sinh học.
➢ Mất mô
Một số ít trường hợp sau phẫu thuật sự lưu thông máu tới da, mỡ hoặc cơ có thể bị suy yếu, dẫn đến hoại tử mô. Hoại tử mô có thể dẫn đến tình trạng da bị bong tróc, tổn thương vết thương, tăng sẹo hoặc dị dạng đường nét khuôn mặt.
Người hút thuốc có nguy cơ bị mất mô cao hơn nhiều vì hút thuốc làm tổn hại đến việc cung cấp máu cho mô. Nếu bạn hút thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ phẫu thuật của bạn và làm theo tất cả các hướng dẫn để ngừng hút thuốc trước và sau phẫu thuật căng da trong thời hạn được hướng dẫn để giảm thiểu nguy cơ biến chứng.
➢ Tụ máu
Tụ máu dưới da gây sưng và áp xe là biến chứng phổ biến nhất trong phẫu thuật căng da mặt. Có nhiều nguyên nhân gây tụ máu bao gồm tăng huyết áp, đông máu. Biến chứng này thường xảy ra trong khoảng 24 giờ sau phẫu thuật với các biểu hiện sưng đau, bầm tím.
➢ Sẹo
Hầu hết các thủ tục phẫu thuật đều thường để lại sẹo, mặc dù bác sĩ đã thực hiện tại đường chân tóc nhưng nó vẫn có thể lộ ra do kỹ thuật khâu đóng không chính xác hoặc do cơ địa của khách hàng. Chính vì thế, nếu bạn thuộc cơ địa dễ bị sẹo lồi, hãy nói chuyện với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của bạn xem có cách nào khắc phục hoặc giảm thiểu biến chứng này không.
➢ Nhiễm trùng
Thường xảy ra ở 1 khu vực cụ thể, các triệu chứng nhiễm trùng bao gồm sưng, nóng cục bộ. Các vết rạch trong quá trình phẫu thuật nếu không đảm bảo vô trùng sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập dễ dàng. Nguy cơ nhiễm trùng là khoảng 1% sau khi căng da ở người khỏe mạnh. Nguy cơ này cao hơn đối với những người mắc bệnh tiểu đường, hút thuốc lá, dùng steroid hoặc có các bệnh lý khác.
Các triệu chứng của nhiễm trùng bao gồm sốt, mẩn đỏ, đau đớn, nóng, chảy mủ hoặc có mùi hôi ở vùng phẫu thuật. Nếu bạn nghi ngờ có triệu chứng nhiễm trùng, điều quan trọng là phải thông báo cho bác sĩ phẫu thuật ngay lập tức để có sự can thiệp kịp thời.
➢ Chấn thương thần kinh
Tổn thương dây thần kinh khá hiếm, tuy nhiên không phải là không có trường hợp gặp phải. Căng da mặt có thể ảnh hưởng tạm thời hoặc vĩnh viễn các dây thần kinh kiểm soát cảm giác hoặc cơ bắp. Tình trạng tê liệt biểu hiện ở khuôn mặt không đồng đều hoặc mất cảm giác tạm thời, có thể kéo dài từ vài tháng đến một năm.
Một số cấu trúc cơ bản như các dây thần kinh, mỡ, cơ, mạch máu và tuyến nước bọt có thể thay đổi. Cảm giác ban đầu sau khi căng da bao gồm tê, ngứa ran, hay chuyển động mặt cũng có thể bị ảnh hưởng tạm thời, chẳng hạn như chuyển động của lông mày, mí mắt hoặc miệng. Những triệu chứng này thường tự biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng.