Hạn mặn nhưng với việc cơ cấu giống lúa chịu được hạn, xuống giống sớm hơn nên đồng bằng sông Cửu Long đã có một vụ mùa bội thu.
Nông dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang vào thu hoạch lúa Đông Xuân. Nhiều diện tích được tổ chức sản xuất tốt, tuân thủ khuyến cáo ngành nông nghiệp, chủ động ứng phó với hạn hán và mặn xâm nhập đã và đang thu về mùa vụ bội thu. Thậm chí có diện tích thu về lợi nhuận 35 - 40 triệu đồng/ha. Tag: bệnh thường gặp trên tôm thẻ
Ông Lê Văn Trọn ở ấp Đắc Thế, xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng cho biết, vụ Đông Xuân này, lần đầu tiên ông sản xuất lúa ST24, loại giống lúa thơm của tỉnh Sóc Trăng, lúa trúng mùa, lại bán được giá cao. Mỗi ha ông thu về hơn 7 tấn lúa tươi. Với giá bán 7.500 đồng/kg, ông thu lợi nhuận trên 5 triệu đồng mỗi công (1.300m²).
“Năm nay năng suất cũng đạt, rồi cũng được giá, bà con cũng phấn khởi. Năng suất không thua giống trước có điều là giá cao hơn, cho nên là lợi nhuận cao hơn” - ông Trọn nói. Tag: ky thuat nuoi tom su
Chung niềm vui trúng mùa, được giá với giống lúa thơm ST24 còn có ông Nguyễn Hoàng Long cùng ngụ xã Hồ Đắc Kiện cho biết: “Tôi cũng sản xuất lúa ST24. Thu hoạch 1 công tầm lớn (1.300m²) thì cũng đạt trên 1,1 tấn chút đỉnh. Mùa vụ năm nay thì thắng lợi hoàn toàn. Tôi bán giá 7.500 đồng/kg thì lợi nhuận cũng chắc cũng trên 6 triệu đồng mỗi công”.
Nhiều nông dân làm giống ST24 cho biết loại lúa thơm này chịu mặn tốt, lại ít sâu bệnh, chi phí đầu tư thấp, cho năng suất khá, đặc biệt là giá hiện nay khá cao. Tag: nuôi tôm sú
Ông Nguyễn Văn Mỹ, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng cho biết, địa phương có 3.000 ha lúa được nông dân gieo sạ, hiện đã thu hoạch được hơn 30%. Đến thời điểm này thì bà con rất thuận lợi trong tiêu thụ khi giá lúa các loại đều ở mức khá. Nói về sự chủ động trong sản xuất để có được mùa vụ bội thu.
“Giải pháp đầu tiên là cơ cấu giống nào chịu được hạn, mặn, năng suất đảm bảo cũng như là đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thứ hai là mình tính toán đến lịch thời vụ, đó là làm sao bà con xuống giống sớm hơn một chút, so với những năm trước để làm sao mình chủ động ứng phó. Giải pháp thứ ba là trong quá trình bà con xuống giống và sản xuất thì thường xuyên phối hợp với trạm quản lý thủy nông để có phương án vận hành cống một cách chủ động nhất” - ông Nguyễn Văn Mỹ nói.
Vụ lúa Đông Xuân năm nay tỉnh Trà Vinh xuống giống hơn 60.000 ha. Đến nay, nông dân đã thu hoạch được hơn 40% diện tích; năng suất bình quân đạt hơn 6 tấn/ha. Tuy nhiên, các địa phương có vị trí cuối nguồn nước ngọt, chịu tác động mạnh của hạn mặn như Cầu Ngang, Trà Cú năng suất chỉ đạt gần 5 tấn/ha. Với giá thu mua lúa hiện nay, dù không lãi nhiều như vụ Đông Xuân năm ngoái nhưng nông dân vẫn đảm bảo có lãi không dưới 30%.
Ông Trần Văn Tươi ở xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang người vừa cho thu hoạch 8 công lúa OM4900 cho biết: “Lúa OM4900 này nếu thời tiết không mấy thuận như vậy mà được giá 5.000 - 5.200 đ/kg thì nông dân thấy cũng tương đối. Ước tính cũng có lãi 30%”.
Nhiều địa phương trong vùng ĐBSCL đang chịu hạn mặn, gây nhiều tác động tiêu cực. Để tiếp tục bảo vệ thành công vụ lúa Hè Thu tới, bà con nông dân các tỉnh ven biển ĐBSCL cần tuân thủ nghiêm lịch thời vụ do ngành nông nghiệp ban hành; theo dõi chặt chẽ độ mặn và dịch bệnh trên lúa để ứng phó kịp thời./.
Thạch Hồng, Sa Oanh/VOV-ĐBSCL