Trong sinh hoạt, lao động hằng ngày chỉ vì sơ suất nào đó chúng ta có thể bị chấn thương, gãy xương là tai nạn rất hay gặp nhất là tình hình tai nạn giao thông hiện nay.

Sau một thời gian bó bột, nẹp đinh người bệnh có thể ít nhiều mất những cảm giác vận động. Vậy phải làm thế nào để cơ thể sớm có được sự vận động bình thường và tránh được sự biến dạng về hình dáng sau tai nạn?
Xem thêm tập vật lý trị liệu sau gãy chân
Gãy thân hai xương cẳng tay là loại gãy quan trọng cho nên nếu không điều trị sớm còn di lệch sẽ ảnh hưởng nhiều đến chức năng sấp ngửa của hai xương quay và trụ.

II, Hậu quả do gãy xương:
Khi gãy xương tay hay chân bị gãy, có những trường hợp bị giập, như vậy không chỉ xương bị tổn thương mà các cơ, gân, dây chằng cũng bị tổn thương theo. Tùy theo từng mức độ thương tổn, bệnh nhân được bó bột hay phải mổ bắt nẹp đinh trong xương và khâu lại phần mềm bị rách, giập. Sau một thời gian bị cố định, người bệnh hầu như không có sự vận động ở chỗ bị tổn thương cho nên dễ bị mất cảm giác và có biểu hiện teo, cứng ở những vị trí bị tổn thương.

Thậm chí có những trường hợp do đau đớn không chịu vận động đã dẫn đến loét do tỳ đè lâu ngày, hoặc nhiễm khuẩn hô hấp, tắc mạch chi, giảm phản xạ đại tiểu tiện… đây là biểu hiện hay gặp ở người già.

Triệu chứng: thường gặp sau gãy xương cứng khớp, teo cơ và giảm chức năng sinh hoạt sau một thời gian dài bất động bằng bột,dụng cụ chỉnh hình .

Vì vậy sau mổ, phải bó bột người bệnh phải tự giác, kiên trì, chịu đau, phục hồi cử động khớp, tỷ lệ liền xương sẽ tăng nhờ vận động.

Tập vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng gãy xương cẳng tay bằng các biện pháp vận động trị liệu, vật lý trị liệu và thuốc để làm nhanh quá trình liền xương, cải thiện tầm vận động khớp khuỷu, khớp cổ tay. Phòng tránh các biến chứng teo cơ, cứng khớp khuỷu, khớp cổ tay,….

III, Điều trị tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau gãy tay phẫu thuật

Cử động khớp: Khớp bất động lâu sẽ bị cứng do cơ co ngắn lại, bao khớp bị co rúm, bao hoạt dịch tăng sản mỡ, sụn bị mỏng. Do vậy cử động khớp là cách tốt để bơm cho dịch khớp ra vào, khớp được nuôi dưỡng và trở nên mềm mại và tránh tình trạng chai cơ, xoa bóp nhẹ nhàng vùng gẫy để máu được lưu thông, chống phù nề. Có thể tập từ ngày thứ 3 sau mổ hoặc sau bó bột.

Tập duy trì sức cơ: Tập tăng sức căng của cơ, tập co cơ. Khi khớp cử động còn đau nhiều thì tập căng cơ, khi khớp đỡ đau thì tập co cơ.

Kéo giãn khớp bị cứng do di chứng sau bất động, thực hiện bởi kỹ thuật viên phục hồi chức năng, lực kéo phù hợp tránh thô bạo gây tổn thương khớp Trong quá trình tập vật lý trị liệu sau gãy tay ở tư thế cơ năng.

Lưu ý trong quá trình tập:

Tập theo sức của người bệnh và mức độ nặng nhẹ, phức tạp hay đơn giản mà kỹ thuật viên phải sử dụng phương pháp khác nhau

Đối với người bệnh cần tuân thủ uống thuốc của Bác sỹ và đặc biệt là không được uống rượu, bia, thuốc lá vì những thứ này gây giãn mạch có thể xuất huyết làm phù nề tại chỗ và khiến cho vết thương lâu lành.
Tham khảo thêm bài tập vật lý trị liệu cho người tai biến tại đây: https://vatlytrilieu24h.com/bai-tap-...nua-nguoi.html