Da ở trẻ nhỏ rất mẫn cảm. Việc tiếp xúc với môi trường xung quanh hay thời tiết cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ mắc bệnh ngoài da thường gặp như rôm sảy, phát ban, ung nhọt, chàm sữa,… khiến trẻ nhỏ quấy khóc, khó chịu. Để nhận diện kịp thời các triệu chứng bệnh da liễu ở trẻ hãy xem ngay bài viết dưới đây nhé !
Điểm danh ngay các bệnh da liễu ở trẻ nhỏ thường gặp
1. Rôm sảy
Rôm sảy hay phát ban nhiệt (Miliaria) là một tình trạng xảy ra trong thời tiết nóng, ẩm ướt. Nó thường không gây đau đớn nhưng có thể gây khó chịu và ngứa, cảm giác châm chích dai dẳng. Rôm sảy biểu hiện ở dạng mụn nước có thể gây đau khi chạm vào.
Những vùng dễ có rôm sảy: cổ, mặt, nơi có nếp gấp như bẹn, khuỷu tay, nách và phía sau đầu gối,… (Những vùng mồ hôi tiết ra nhiều và không được thoáng khí)
bệnh da liễu mà trẻ nhỏ thường mắc phải
>>> Xem ngay Dịch vụ khám bệnh da liễu giúp bạn phát hiện bệnh sớm và triều trị hiệu quả
Cách chăm sóc & điều trị:
Rôm sảy khá lành tính, có thể tự khỏi khi trời mát nhưng bạn vẫn nên lưu ý để bảo vệ trẻ nhé !
Rôm sảy hay phát ban nhiệt (Miliaria) khiến trẻ khó chiu, dễ quấy khóc
"
>>> Tham khảo Bảng giá phòng khám liễu Hà Nội được áp dụng mới nhất năm 2021 để biết giá các dịch vụ hiện nay để tránh bị các địa chỉ chặt chém "tiền mất tật mang"
Giữ nhiệt độ trong phòng đừng cao quá, hé mở cửa sổ để không khí lưu thông.
Đừng mặc nhiều quần áo hay quấn nhiều tã cho trẻ.
Cho trẻ uống nhiều nước, không nên ăn nhiều đồ ngọt.
Tắm trẻ bằng nước ấm, nước khổ qua và thấm khô, để da trẻ còn hơi ẩm ướt một chút, thoa bột Talc vào những chỗ ra nhiều mồ hôi.
Hãy tới gặp bác sĩ khi trẻ có dấu hiệu rôm sảy kéo dài hơn 1 ngày, việc để lâu khiến tình trạng trẻ dễ tồi tệ hơn, dễ xuất hiện biến chứng khiến nhiễm trùng da.
2. Thủy đậu
Bệnh thủy đậu là bệnh do siêu vi Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên. Đây là bệnh rất dễ lây truyền và bùng phát thành dịch bệnh diện rộng. Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp. Biểu hiện của bệnh là các mụn nước mọc ở đầu, mặt và toàn thân.Thủy đậu là căn bệnh phổ biến ở trẻ em. Thời gian ủ bệnh thường từ 2-3 tuần.
Siêu vi Varicella Zoster Virus (VZV)
Mụn nước nổi ở vùng đầu mặt, chi và thân.
riệu chứng:
Mụn nước có kích thước từ 1 – 3 mm đường kính, chứa dịch trong.
Thủy đậu rất dễ lây lan từ dịch mủ
Bệnh sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo.
Thủy đậu là 1 căn bệnh về da mà trẻ nhỏ thường gặp. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện nay tỉ lệ trẻ nhỏ mắc thủy đậu càng ngày càng ít vì đã có vaccine phòng ngừa. Tất cả trẻ em trên 12 tháng đều được khuyên và nhắc nhở tiêm phòng thủy đậu.
Lưu ý: Nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường là không bị biến chứng.
3. Chốc lở
Biểu hiện: Da mẩn đỏ, các đốm da rộp đầy mủ, rồi vỡ ra để lộ những mảng da rỉ nước vàng. Nước vàng khô lại thành một lớp vẩy vàng cứng. Chốc lở là bệnh ngoài da lan rất nhanh nếu không được chữa trị.
Thông thường có 3 loại chốc lở sau:
Chốc lở không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng khiến con khó chịu và ngứa ngáy
Chốc không có bọng nước: Là dạng chốc lây ở trẻ phổ biến nhất, hình thành nên các vết lở và những bóng nước nhỏ, nguyên nhân có thể do cả khuẩn liên cầu và tụ cầu.
Chốc bọng nước: Là dạng chốc lở ngoài da ở trẻ em tiến triển nặng và có thể hình thành nên các bóng nước lớn như bị phỏng, bên trong có mủ và có thể bị vỡ bất cứ lúc nào.
Chốc loét: Dạng nặng nhất của bệnh chốc lây, do vi khuẩn xâm nhập vào lớp sâu của da, có thể do khuẩn liên cầu, tụ cầu hoặc cả hai gây ra.
Chốc lở không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng khiến con khó chịu và ngứa ngáy
Một số lưu ý ngăn ngừa lây lan nhiễm trùng chốc lở:
Nên che vết chốc lại để giúp cho các chất dịch từ bóng nước không thể lây lan vi khuẩn sang các phần các của cơ thể và người tiếp xúc với trẻ;
Cho trẻ mặc quần áo vừa thoải mái, thoáng mát;
Cắt móng tay thường xuyên cho trẻ để đảm bảo vi khuẩn không tụ dưới móng khi trẻ gãi, đồng thời hạn chế tổn thương da và gây vỡ bóng nước;
Đối với trẻ nhỏ thì không mặc tã;
Thường xuyên rửa tay cho trẻ với chất diệt khuẩn an toàn để ngăn ngừa sự tích tụ của khuẩn liên cầu và tụ cầu;
Rửa vệ sinh vết loét một lần mỗi ngày với nước ấm;
Nên giặt riêng đồ của trẻ và để trẻ ở trong nhà.
Ngoài ra, bạn nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ ngay và luôn khi bé gặp tình trạng chốc lở, tránh tình trạng biến chứng về sau.
4. Chàm ở trẻ em (eczema)
Biểu hiện: Nổi đỏ thành từng mảng, khô hơn vùng da bình thường và dễ bị viêm nhiễm. Nếu nặng hơn, vùng da bị viêm sẽ đỏ hơn, ứa nước, nhạy cảm và dễ bị kích ứng bởi một số loại xả phòng, bột giặt, nước hoa.
Cách chăm sóc và điều trị:
Thoa kem dưỡng ẩm cho con 2-3 lần một ngày, nhất là sau khi tắm, ngay cả khi bé chưa mắc bệnh eczema.
Nên cho bé mặc đồ vải cotton mềm mại, rộng rãi để hạn chế việc cọ xát, gây kích ứng da.
Khuyến khích bé uống nhiều nước để tăng cường độ ẩm trong cơ thể
Thường xuyên cắt móng tay cho bé để tránh trường hợp bé gãi, dễ làm trầy xước da.
Nên cho đi khám bác sĩ để hạn chế cảm giác ngứa ngáy, điều trị sớm.
theo nguồn : 10 Bệnh da liễu ở trẻ nhỏ thường gặp