Theo thống kê của hội tim mạch Việt Nam, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 18% dân số mắc các bệnh về tim mạch, tỷ lệ này đang có xu hướng tăng theo thời gian. Các bệnh lý có thể là nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, cao huyết áp, tràn mạch máu não… Tác nhân trực tiếp gây ra những bệnh này là các cục máu đông hình thành ở thành mạch, cản trở sự lưu thông máu. Chỉ cần một đường tắc nghẽn trong mạng lưới mạch máu này cũng sẽ gây ra những hậu quả vô cùng tai hại.

Do đó trong điều trị cho người bệnh, việc làm tan cục máu đông một cách nhanh chóng và ngăn ngừa tái hình thành cục máu đông an toàn đóng vai trò quyết định. Điều này là hoạt động sống còn nhằm bảo vệ tính mạng người bệnh, vì thế việc bào chế các thuốc tan huyết khối (tiêu máu đông) hiệu quả cao là nhiệm vụ rất quan trọng cho ngành y dược.

Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, các thuốc tan huyết khối hiện nay chủ yếu là nhập ngoại, phần lớn là dạng là thuốc tiêm, không tiện sử dụng với một số tình huống và giá thành khá cao. Để khắc phục điều đó, các nhà khoa học đã bắt tay vào nghiên cứu, bào chế một loại thuốc sử dụng được đường uống, an toàn, hiệu quả, giá thành rẻ.

Bước đột phá đến vào năm 1991 tại Nhật Bản, Mihara và các cộng sự đã nghiên cứu và phát hiện thành công một enzyme có hoạt tính thủy phân fibrin cao từ giun đất Lumbricus rubellus, bao gồm 6 isozyme được đặt tên chung là lumbrokinase.

Nguyên liệu lumbrokinase là gì?

Lumbrokinase là enzyme có khả năng thủy phân trực tiếp fibrin, qua đó làm tiêu biến cục máu đông. Điều này khiến lumbrokinase khác biệt so với các chất hoạt hóa đang được sử dụng, bởi các chất này cần phải hoạt hóa plasminogen thành plasmin, sau đó plasmin mới có khả năng thủy phân fibrin. Nhờ vậy nên lumbrokinase có ưu thế tác dụng nhanh chóng và cho hiệu quả cao.

Lumbrokinase được sử dụng như loại thuốc tan huyết khối đường uống, dược tính của nó có thể dễ dàng được cơ thể hấp thu qua đường ruột vào máu. Một ưu điểm nữa của lumbrokinase là không có tác dụng phụ, không gây chảy máu hệ thống.

Nguyên liệu Lumbrokinase được tạo ra như thế nào?

Trong tự nhiên, nguyên liệu enzyme lumbrokinase (LK) được tìm thấy trong ruột, dịch mô và dịch ruột của rất nhiều loài giun đất. Sự có mặt của nó trong cơ thể giun là bởi loài này có nhu cầu tiêu hóa thức ăn là mảnh vụn thực vật và các chất hữu cơ trong đất, nên chúng sản xuất enzyme LK như một serine protease.

Ngoài được tìm thấy trong tự nhiên, lumbrokinase sử dụng trong sản xuất thuốc còn được tạo ra trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng các công nghệ gen tái tổ hợp.

Sử dụng lumbrokinase có gây tác dụng phụ không?

Tác dụng phụ của enzyme lumbrokinase thường xuất hiện trên một số đối tượng đặc thù cùng tỷ lệ nhỏ người sử dụng, các tác dụng phụ này khá nhẹ và không nghiệm trọng, bao gồm hiện tượng đau đầu, chóng mặt, táo bón và buồn nôn. Sau đây là một số đối tượng được khuyến nghị không nên sử dụng lumbrokinase:

Nếu muốn dùng lumbrokinase trong khi đang sử dụng các loại thuốc khác, đặc biệt là chống đông máu hoặc thuốc chống tiểu cầu, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ, bởi bản thân người dùng phổ thông khó có thể biết được cách lumbrokinase tương tác với các loại thuốc này như thế nào, là tốt hay xấu.

Cân nhắc về việc dừng dùng lumbrokinase trước khi thực hiện bất cứ loại phẫu thuật nào để tránh các nguy hiểm không lường trước. Thời gian kiến nghị là từ 2 tuần trước phẫu thuật.

Người mắc bệnh liên quan đến khả năng đông máu, cầm máu kém tất nhiên không nên sử dụng lumbrokinase bởi đặc tính của nó.

Chưa có nhiều công bố khoa học nào về sự an toàn của enzyme này đối với phụ nữ mang thai cùng trẻ em.


Bán nguyên liệu dược phẩm