Mối thợ chỉ có thể sống được một vài năm rồi chết. Nhưng mối chúa thì khác, nó có thể trường tồn qua nhiều thế hệ và không ngừng sinh sản. Bạn có tò mò vòng đời của mối như thế nào không? Hãy cùng tôi khám phá thế giới kỳ diệu của loài mối trong bài viết mới nhất về loài động vật này.

Quá trình hình thành và phát triển của mối
Mối có 3 giai đoạn biến thái không hoàn toàn trong vòng đời của chúng. Đó là trứng, ấu trùng và mối lớn. Tốc độ phát triển của mỗi giai đoạn phụ thuộc vào điều kiện sống, nhiệt độ, thức ăn,…

Khái quát về vòng đời của mối

Giai đoạn trứng
Vòng đời của mối bắt đầu với giai đoạn trứng, nơi chúng được đẻ ra từ mối chúa. Trứng mối thường có hình dạng tròn dài giống như trứng cá và có màu trắng sữa mờ mịt. Mỗi lần giao phối đầu tiên, mối chúa đẻ khoảng 20 trứng và tiếp tục sản xuất trứng suốt cuộc đời. Trứng mối được chăm sóc cho đến khi nở thành ấu trùng.

Giai đoạn ấu trùng
Các ấu trùng trải qua quá trình biến thái và có thể phát triển thành mối thợ, mối lính hoặc mối có cánh. Tuy nhiên, phần lớn ấu trùng trở thành mối thợ, đóng vai trò quan trọng và chiếm đa số trong một tổ mối. Trong trường hợp cần thiết, mối lính có thể chuyển đổi thành mối thợ tạm thời.

Giai đoạn trưởng thành
Sau khi được chăm sóc bởi mối thợ, ấu trùng biến thái thành mối trưởng thành. Có ba loại mối trưởng thành chính:

  • Mối thợ: Đây là loại mối chiếm số lượng lớn và có vai trò quan trọng trong tổ mối. Chúng không ngừng làm việc suốt cả năm và có tuổi thọ từ 1 đến 3 năm.

  • Mối lính: Chúng đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ tổ mối khỏi những kẻ thù và có thể chuyển đổi thành mối thợ khi cần thiết. Tuổi thọ của mối lính cũng tương tự như mối thợ.

  • Mối có cánh: Chúng giúp loài mối lan rộng ra ngoài bằng cách bay đi để tìm địa điểm mới để xây tổ. Mối có cánh xuất hiện theo chu kỳ và có thể có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm.


Tuổi thọ của mối như thế nào
Loài mối có nhiều loại mối trưởng thành khác nhau. Chúng ta có thể chia chúng thành các giai cấp như mối chúa, mối vua, mối lính, mối thợ và mối cánh. Mỗi giai cấp loài mối đều có nhiệm vụ riêng phù hợp với nhu cầu của tổ.

Tuổi đời của mối vua và mối chúa
Chúng chỉ có nhiệm vụ sinh sản. Thông thường mỗi tộc đoàn chỉ có 1 cặp mối vua và mối chúa, nhưng đôi khi cũng có nhiều hơn. Mối chúa có đầu bé, bụng lớn (dài tới 12-15cm), bộ phận sinh dục phát triển. Tuổi thọ của chúng trung bình là 10 năm, đầu tiên đẻ ít trứng, nhưng sau 4-5 năm, chúng có thể đẻ tới 8.000-10.000 trứng mỗi ngày.

Mối vua và mối chúa có nhiệm vụ sinh sản

Tuổi đời của mối cánh
Chúng là cá thể sinh sản trưởng thành, bay đi tìm bạn đời và lập tổ mới, không liên quan đến tộc đoàn cũ. Tuổi thọ của chúng chưa rõ.

Mối cánh là cá thể sinh sản trưởng thành, bay đi tìm bạn đời và lập tổ mới

Tìm hiểu thêm: cách diệt mối bằng muối

Tuổi đời của mối thợ
Chiếm đa số, tới 70% – 80% trong đàn mối, làm mọi công việc trong vương quốc mối như: tìm và chế biến thức ăn, xây tổ, làm đường, chuyển trứng, nuôi mối con, hút nước…. Chúng dùng đồ ăn và bùn để xây tổ. Tổ mối có tổ chính và tổ phụ, là nơi mối hoạt động và sinh sống chủ yếu.

Tuổi đời của mối lính
Chúng bảo vệ đàn khỏi kẻ thù. Chúng có cặp hàm trên lớn (là vũ khí của chúng), có con còn có tuyến dịch hàm phun ra chất nhũ trắng, làm choáng đối phương. Chúng có giác quan hai bên miệng tốt, cần được mối thợ cho ăn. Tuổi thọ của chúng như mối thợ.

Mối lính bảo vệ đàn khỏi kẻ thù

Sau khi đọc bài viết này, bạn có thể hiểu được tuổi thọ và vòng đời của mối phát triển ra sao. Nếu bạn muốn, bạn có thể tham khảo thêm những bài viết về côn trùng hoặc đang gặp các vấn đề về mối mọt mà không tìm được biện pháp xử lý hãy liên hệ Công ty vệ sinh công nghiệp A2Z là đơn vị vệ sinh uy tín và được nhiều khách hàng lựa chọn để kiểm soát và diệt mối. Với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, A2Z cam kết mang lại hiệu quả và an toàn cho khách hàng trong việc diệt mối. Chần chờ gì mà không liên hệ ngay A2Z tại website.

Tham khảo thêm: các đơn vị dịch vụ diệt mối tại nhà hàng đầu hiện nay