Trong kho tàng văn hóa dân gian của người M’nông, Ót N’drông (sử thi) là bức họa tổng thể phản ánh những nét căn bản trong đời sống xã hội cổ xưa thông qua những câu chuyện văn vần dài hàng vạn câu được lưu truyền theo phương thức truyền miệng.
Lễ hội chính là môi trường tốt để bảo tồn, phát huy sử thi
Ót N’drông có nội dung phong phú, phổ biến, thể hiện ước mơ, khát vọng về một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Mỗi tác phẩm có nội dung, cốt truyện riêng biệt, nhưng chung quy lại đều phản ánh đời sống xã hội, phong tục, tập quán, sự giao lưu với các dân tộc anh em khác… của người M'nông cổ xưa. Qua những câu chuyện kể, đồng bào đã chắt lọc thành những kinh nghiệm quý báu truyền lại cho con cháu học tập, noi theo.
Tham khảo thêm : Gia cong tui xach Maison Chance
Những năm qua, với sự nỗ lực của Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam và ngành Văn hóa tỉnh, hàng chục tác phẩm Ot N'drông của đồng bào M’nông được ghi chép và biên dịch như: “Mùa rẫy bon Tiăng”, “Cây nêu thần”, “Kể dòng con cháu Mẹ Chép”, “Bông Rõng và Tiăng”, “Mẹ Rông và Tiăng”...
Những tác phẩm được thể hiện bằng văn vần tự sự và xen vào là những câu mang tính triết lý, được chắt lọc, đúc rút thành kinh nghiệm và là tiền đề để hình thành bộ luật tục M’nông được lưu truyền cho các thế hệ sau. Do đó, Ot N’drông có giá trị lớn trong nghiên cứu lĩnh vực lịch sử và văn hóa, bởi trong đó chứa đựng nhiều mặt tri thức dân gian về tự nhiên, xã hội và con người. Mỗi câu chữ đều được sắp xếp một cách cô đọng, giàu ý nghĩa, phản ánh được những tri thức và kinh nghiệm sống của con người.
Năm 2014, Ót N’drong của người M’nông được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, là niềm vui, niềm tự hào của đồng bào M’nông và các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, theo nhận định của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, việc bảo tồn sử thi là rất khó, bởi hiện nay, đội ngũ nghệ nhân biết sử thi trên địa bàn tỉnh chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.
Các câu chuyện sử thi kéo dài hàng vạn câu không thể học thuộc, thế hệ trẻ cũng không mấy mặn mà… nên nguy cơ thất truyền sử thi là rất cao. Trong khi đó, việc nghiên cứu, sưu tầm, in sách cũng mới chỉ dừng lại ở khâu “văn bản hóa” sử thi thành sách rồi… cất kho.
Đặc biệt, việc phiên âm, biên dịch các tác phẩm sử thi vốn là công việc khó khăn, nay lại càng nan giải hơn bởi những nghệ nhân vừa biết hát kể sử thi, vừa có khả năng phiên âm, biên dịch chuyển ngữ vốn đã ít thì nay hầu như không còn ai.
Trăn trở về điều này, nghệ nhân Thị Mai (con gái của cố nghệ nhân Điểu Kâu) ở bon Bu B’râng, xã Đắk N’drung (Đắk Song) cho biết: “Điều trăn trở nhất của tôi cũng như đồng bào M’nông trên địa bàn là mong muốn làm sao để sử thi "sống lại", chứ không thì vài năm nữa nó sẽ biến mất trong đời sống của người dân, thậm chí là bị “khai tử””.
Nghệ nhân Thị Vét ở bon Điêng Đu, xã Đắk Ngo (Tuy Đức) cũng cho hay: “Sử thi là niềm tự hào của người M’nông. Điều mà tôi cũng như bà con nơi đây mong muốn là Ót N’drong có cần “đất sống”, chứ như hiện nay trong bon, ngoài tôi ra thì cũng chẳng còn ai biết đến hát kể sử thi nữa”.
Đặc biệt, trong quá trình thực hiện Đề tài “Nghiên cứu, điều tra đánh giá di sản địa chất xây dựng công viên địa chất khu vực Krông Nô, tỉnh Đắk Nông”, Tiến sĩ La Thế Phúc, nguyên Giám đốc Bảo tàng Địa chất, Nghiên cứu viên chính Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam - Chủ nhiệm đề tài cùng các nhà khoa học đã khẳng định: Ót N'drong của người M’nông là di sản địa văn hóa độc đáo của người tiền sử. Với diện tích được đề cử là 2.000km2, Công viên địa chất núi lửa Krông Nô trải dài từ các huyện Krông Nô, Chư Jút, Đắk Mil và một số xã lân cận thuộc các huyện Đắk Song, Đắk Glong. Do vậy, sử thi M’nông chính là kho tàng di sản địa văn hóa vô cùng quý giá cần được nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị. Nếu thực hiện tốt việc bảo tồn, phát huy giá trị, sử thi chính là công cụ hỗ trợ cho du lịch địa chất trong tương lai và đây là một việc làm cần thiết.
Tại buổi làm việc với Ban Chỉ đạo xây dựng công viên địa chất khu vực núi lửa Krông Nô mới đây, đồng chí Lê Diễn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã khẳng định: Sử thi của đồng bào M’nông là nguồn văn hóa dân gian vô tận nằm trong hệ thống di sản văn hóa của Công viên địa chất núi lửa Krông Nô của tỉnh Đắk Nông. Do đó, việc khôi phục và làm sống lại môi trường sử thi là điều hết sức cấp bách, cần thiết. Vì vậy, cơ quan chức năng cần nghiên cứu, tổ chức các hoạt động như đưa sử thi vào trường học, tổ chức hội thi kể chuyện, hát sử thi, khuyến khích nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh tham gia, trưng bày, giới thiệu ở các điểm du lịch, địa phương.
Trường nuôi dạy trẻ mồ côi - Maison Chance
Địa chỉ: 19A, Đ. Số 1, Kp 9, P. Bình Hưng Hoà A Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline : 090 906 2528
Web site Tìm hiểu thêm : nhà nghỉ phòng phòng gia đình giá rẻ Gò Xoài Bình Tân Maison Chance : maison-chance.org/shop