1. Nếu không chống thấm sân thượng khi mới xây sẽ gây ra hậu quả gì?
Trong khi xây dựng sân thượng nên lưu ý kết hợp thực hiện biện pháp chống thấm sân thượng, bởi lẻ, sân thượng là khu vực hứng chịu trực tiếp sự tác động của nắng mưa và vật liệu xây dựng thông thường sẽ không thể đảm bảo khả năng chống thấm cho sân thượng sau một thời gian hoàn thiện và sử dụng, gây ra một vài tác hại cho ngôi nhà và không gian sống. Dưới đây là một số hậu quả điển hình:

  • Thấm dột: đây là hiện tượng xuất hiện phổ biến đối với các ngôi nhà không sử dụng các biện pháp chống thấm cho sân thượng ngay từ đầu. Khi mưa, lượng nước sẽ một phần tồn đọng và thấm vào trong kết cấu sân thượng, vấn đề này về lâu dài sẽ làm tồn đọng lượng nước trong kết cấu và dần dà sẽ xuất hiện các mảng ố mảng ẩm ở dưới trần nhà và tường nhà. Tình trạng thấm nước lâu ngày sẽ dần tạo thành ẩm mốc, bong tróc trần nhà, tường nhà.
  • Nấm mốc phát triển: ẩm thấp sân thượng là môi trường lý tưởng cho nấm mốc phát triển cả trên sân thượng và khu vực dưới trần nhà. Nấm mốc không chỉ làm ăn mòn các vật liệu xây dựng, làm giảm tuổi thọ của công trình mà còn gây ra mùi khó chịu, virus gây bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi người trong gia đình.
  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: sự hình thành các mảng ố, bong tróc do thấm dột gây ra sự khó chịu cho gia chủ, làm mất đi tính thẩm mỹ ban đầu của ngôi nhà. Sự thấm ẩm nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới các khu vực khác trong ngôi nhà gây hư hỏng đồ đạc và vật dụng.
  • Tốn nhiều chi phí sửa chữa: nên khắc phục tình trạng thấm dột sân thượng bằng các biện pháp sớm nhất để tránh tình trạng ngôi nhà sẽ nhanh xuống cấp và tốn nhiều chi phí để xử lý khắc phục sau này.


Vì vậy, nếu chưa thực hiện chống thấm trong quá trình xây dựng, để tránh ngôi nhà gặp phải nhiều hậu quả khó chịu khi chưa chống thấm sân thượng, hãy thực hiện công tác chống thấm cho sân thượng ngay khi xây dựng hoàn thiện. Điều này là cần thiết để đảm bảo tuổi thọ lâu dài của ngôi nhà, tiết kiệm chi phí sửa chữa và hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu từ môi trường tới ngôi nhà.

2. Xử lý nứt sân thượng gây rò rỉ nước
Sân thượng bị nứt gây rò rỉ nước là hiện tượng hư hại sân thượng cần được khắc phục kịp thời và nhanh chóng bởi tác hại của việc thấm dột nước phát triển thông qua các vết nứt.

Sân thượng xuống cấp và xuất hiện các vết nứt xuất hiện do nguyên nhân trực tiếp từ vật liệu xuống cấp và tác động của nhiệt độ cao. Khi sân thượng xuất hiện hư hại và bị nứt thì việc tìm một giải pháp sửa chữa chống thấm cho sân thượng là một yêu cầu cần thiết để ngăn cản sự thấm dột phát triển nhanh chóng thông qua những vết nứt, ảnh hưởng tới cấu trúc của ngôi nhà và môi trường sinh hoạt của gia đình.

Nếu sân thượng nhà bạn đang gặp tình trạng bị nứt dẫn tới thấm dột, hãy tham khảo ngay 3 cách khắc phục dưới đây:
  • Xử lý vết nứt bằng keo Epoxy
  • Xử lý vết nứt bằng xi măng và Sika Latex
  • Xử lý chống thấm sân thượng bằng Sikalastic 110 và Sika Latex



2.1 Xử lý vết nứt bằng keo Epoxy

Xử lý vết nứt sân thượng bằng keo epoxy là một phương pháp hiện đại và hiệu quả, phù hợp trong xử lý các vết nứt hẹp sâu mà các phương pháp trám khe nứt bình thường không thể xử lý hoàn hảo và triệt để. Phương pháp này sẽ sử dụng keo epoxy dạng lỏng, độ nhớt thấp để bơm vào trong vết nứt, keo với độ nhớt thấp dễ dàng len lỏi vào sâu trong vết nứt và ninh kết thành lớp keo liên kết cứng với độ phủ toàn bộ vết nứt.

Phương pháp thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị


Cần lựa chọn sản phẩm keo epoxy phù hợp và chất lượng như các loại keo epoxy của thương hiệu Sika (Sikadur 752)
Chuẩn bị các vật dụng cần thiết như máy khoan, mũi khoan, tiêm bơm keo, chổi
Vệ sinh sạch sẽ bề mặt vết nứt bằng các biện pháp cơ học, đặc biệt làm sạch các vết nứt có dính dầu mỡ.
Bước 2: Trộn và bơm keo epoxy

Trộn đều keo epoxy theo hướng dẫn từ nhà sản xuất. Nên trộn lượng vừa đủ cho mỗi lần sử dụng vì đặc tính cần sử dụng ngay của keo epoxy
Sử dụng tiêm bơm keo vào trong vết nứt trong trường hợp độ sâu vết nứt không quá sâu (nhỏ hơn 15cm)
Trong trường hợp vứt nứt sâu hơn, cần sử dụng biện pháp bơm keo áp suất để đảm bảo keo được nén len lỏi sâu và lấp đầy vết nứt đến khi keo trào ra ngoài bề mặt
Bước 3: Trám và bảo vệ bề mặt

Sau khi hoàn tất quá trình xử lý, tiến hành phủ kín bề mặt để lớp keo không bị tác động bởi bụi và độ ẩm, tạo độ hoàn thiện và tốc độ khô nhanh hơn cho lớp keo.
Sau khi keo epoxy đông cứng, dùng bay trát phẳng bề mặt.

2.2 Xử lý chống thấm bằng hỗn hợp xi măng và Sika Latex
Xử lý chống thấm sân thượng bằng hỗn hợp xi măng và Sika Latex là phương pháp thi công đơn giản, hiệu quả và được sử dụng phổ biến hiện tại. Phương pháp này sử dụng phụ gia chống thấm cho hồ dầu và vữa và thực hiện trám vá chống thấm cho bề mặt sân thượng.

Quy trình xử lý nứt gây thấm cho sân thượng bằng hỗn hợp xi măng và Sika Latex như sau:

Bước 1: Chuẩn bị

Tham khảo liều lượng sử dụng của Sika Latex dùng cho hỗn hợp theo hướng dẫn từ nhà sản xuất để chuẩn bị số lượng Sika Latex đầy đủ; chuẩn bị xi măng, cát và các dụng cụ để thi công hồ dầu và vữa.

Bước 2: Pha trộn và thi công

Thực hiện pha trộn các hỗn hợp xi măng, cát, nước sạch và Sika Latex theo hướng dẫn để có các hỗn hợp hồ dầu và vữa chống thấm và sử dụng cọ quét để thi công lớp hồ dầu trên bề mặt sân thượng hoặc vị trí vết nứt. Sau đó thi công lớp vữa trám vá và tô trát phẳng vết nứt.

Cẩn trọng với thời tiết quá nắng nóng, nên dùng bao, túi hoặc lưới để bảo vệ bề mặt để tránh bề mặt khô quá nhanh sẽ có thể xảy ra nứt.

Ưu điểm của phương pháp:

Quy trình thực hiện đơn giản và nhanh chóng với giá thành rẻ, vật liệu dễ tìm mua, hiệu quả rất tốt đối với các vết nứt chân chim, nứt nông. Phương pháp này thể hiện tính linh hoạt cao, có thể xử lý cho nhiều bề mặt khác nhau.

Hạn chế của phương pháp:

Song song với chi phí rẻ và dễ thực hiện, phương pháp này tồn tại nhiều hạn chế vì độ bền không cao bằng các vật liệu chống thấm chuyên dụng, khả năng chịu lực kém và hiệu quả chống thấm không lâu dài.

Vì vậy, phương pháp này phù hợp đối với các vết nứt nhỏ nông, việc xử lý những vết nứt này bằng hỗn hợp xi măng và Sika Latex là giải pháp hiệu quả, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí.

2.3 Chống thấm sân thượng bằng Sikalastic 110 và Sika Latex
Nếu bạn đang cần tìm một phương án xử lý cao cấp, chống thấm triệt để cho sân thượng hoàn hảo thì không thể bỏ qua phương pháp xử lý chống thấm cho sân thượng bằng Sikalastic 110 và Sika Latex. Sikalastic 110 là sản phẩm được nhiều chuyên gia ngành xây dựng chuyên dùng bởi khả năng chống thấm bền bỉ của gốc PU lai bitum, đã được chứng minh qua nhiều công trình xây dựng. Vậy ưu điểm và hạn chế của phương pháp này là gì?

Chống thấm sân thượng với Sikalastic 110

Ưu điểm của phương pháp:

Đồ bền cao và độ đàn hồi tốt: Lớp màng chống thấm Sikalastic 110 có khả năng có giãn và phủ được các vết nứt nhỏ tốt, hạn chế tình trạng nứt rách lớp màng chống thấm khi có lực tác động; qua đó tuổi thọ chống thấm cho sân thượng được nâng cao, khi thi công đúng kỹ thuật, lớp chống thấm có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 10 năm.

Khả năng chống thấm hiệu quả: sự bền bỉ của Sikalastic 110 tạo nên lớp màng chống thấm hoàn hảo, lớp màng liên tục không ngắt quãng với khả năng chống thấm cao.

Hạn chế của phương pháp:

Chi phí sử dụng cao: Sikalastic 110 là vật liệu chống thấm cao cấp nên chi phí sử dụng sẽ cao hơn so với các phương pháp khác.

Yêu cầu kỹ thuật cao và tốn nhiều thời gian thi công:

Trước khi thi công Sikalastic 110 cần chuẩn bị kỹ lưỡng bề mặt sạch sẽ, phẳng mịn và khô ráo trước khi thi công. Nếu không, lớp chống thấm sẽ không thể bám dính tốt và giảm hiệu quả.

Quy trình chống thấm sân thượng sử dụng Sikalastic 110 và Sika Latex được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị

Chuẩn bị vật liệu Sikalastic 110 và Sika Latex, các phụ gia khác với xi măng, cát, các vật dụng như con lăn cọ, bay…

Cần làm sạch bề mặt sân thượng bằng các biện pháp cơ học và để sân thượng khô ráo, không bám dính dầu mỡ.

Bước 2: Trám vá sửa chữa sân thượng


Đối với các vết nứt có độ rộng lớn, cần xử lý trám phẳng bề mặt trước với hỗn hợp vữa xi măng và Sika Latex; đảm bảo sân thượng bằng phẳng nhất có thể. Các vết nứt nhỏ hẹp có thể bỏ qua vì Sikalastic 110 có khả năng phủ hoàn toàn các vết nứt này.

Bước 3: Thi công lớp chống thấm


Sử dụng quét lớp chống thấm với Sikalastic 110 lên bề mặt sân thượng với hệ thống 1 lớp lót và 2 lớp phủ.
Lớp lót được tiến hành bằng cách sử dụng Sikalastic 110 pha thêm nước sạch theo tỷ lệ hướng dẫn sử dụng và dùng con lăn lăn trực tiếp lên trên bề mặt. Cần đợi lớp lót khô hoàn toàn trong khoảng 2 giờ trước khi thực hiện các bước tiếp theo.
Sau khi lớp lót đã khô, dùng con lăn thi công trực tiếp Sikalastic 110 không pha trộn với chất khác lên bề mặt và cần đợi khô hoàn toàn trong 3 - 4 giờ trước khi thi công lớp phủ thứ 2 tương tự.
Bước 3: Hoàn thiện

Sau khi thi công lớp phủ cuối cùng hoàn tất, có thể sử dụng cát mịn rắc lên trên bề mặt lớp chống thấm và sử dụng hỗn hợp vữa và Sika Latex để phủ lớp vữa lên toàn bộ bề mặt. Mục đích sử dụng vữa bảo vệ để đảm bảo lớp chống thấm không tiếp xúc trực tiếp với tia UV, lực tác động, đảm bảo kéo dài tuổi thọ cho lớp chống thấm sân thượng.

3. Kết luận
Tham khảo ngay những vật liệu chống thấm chính hãng tại Thế Hưng - Đại lý chuyên cung cấp các sản phẩm, giải pháp xây dựng toàn diện cho công trình từ móng đến mái với cam kết chính hãng và chất lượng.

Liên hệ với Thế Hưng qua hotline: (028) 3927 4649 để được tư vấn miễn phí về vấn đề mà bạn đang gặp phải!