3. Chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả với 3 cách đơn giản
3.1. Chống thấm nhà vệ sinh bằng sản phẩm Sika
Sika là một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới về hóa chất xây dựng, đặc biệt nổi tiếng với các sản phẩm chống thấm chất lượng cao, bao gồm sản phẩm chống thấm toàn diện cho nhà vệ sinh.

Ưu điểm của chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika:
Chất lượng sản phẩm cao: các sản phẩm Sika được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đảm bảo chất lượng và độ bền cao.
Đa dạng sản phẩm: các sản phẩm Sika đa dạng và phù hợp với nhiều vấn đề gây ra thấm dột khác nhau, để khắc phục hiệu quả các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
Dễ thi công: các sản phẩm thường dễ thi công với hướng dẫn chi tiết, không đòi hỏi sự phức tạp khi sử dụng, các sản phẩm tương đối dễ sử dụng, quá trình thi công thuận tiện.
Khả năng bám dính tốt và hiệu quả chống thấm vượt trội: các sản phẩm Sika có khả năng bám dính tốt, không bị bong tróc sau nhiều năm sử dụng; các sản phẩm có khả năng chống thấm tuyệt vời, bảo vệ công trình khỏi sự xâm nhập của nước.
Keo trám khe Sikaflex 140 Construction / Sikaflex Pro 3WF.
Vữa rót bù co ngót khu vực quanh miệng cổ ống Sika Grout GP / Sika Grout 214-11.
Thanh trương nở Sika Swellstop chống thấm cổ ống xuyên sàn.
Phụ gia chống thấm cho vữa Sika Latex TH / Sika Latex.
>>Tìm hiểu các sản phẩm Sika chính hãng, uy tín ở TP.HCM

Quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ thi công

Các sản phẩm: Sikaflex, Sika Grout, Sika Swellstop, Sika Latex, SikaTop Seal

Chuẩn bị các dụng cụ: bình phun hoặc bình xịt nước, dao cắt và búa, găng tay và kính bảo hộ, dụng cụ làm sạch, các dụng cụ thi công vữa.

Bước 2: Kiểm tra và vệ sinh bề mặt

Cần vệ sinh các khu vực vị trí cần thi công sạch sẽ bụi bẩn và các mảng bám dễ bong tróc, đảm bảo bề mặt khô ráo và không dính các chất dầu.

Bước 3: Chống thấm miệng cổ ống xuyên sàn

Đục một khoảng phễu chữ V xung quanh miệng cổ ống và làm sạch sẽ bụi. Sử dụng thanh trương nở Sika Swellstop quấn xung quanh miệng cổ ống. Tiếp đó, dùng hồ dầu có pha thêm Sika Latex quét xung quanh bề mặt bê tông đã đục xung quanh cổ ống. Pha Sika Grout với nước sạch theo tỷ lệ hướng dẫn và đổ vữa rót xung quanh vị trí miệng cổ ống. Vữa rót bù co ngót và thanh trương nở sẽ kết hợp giúp chống thấm hiệu quả khu vực cổ ống.

Bước 4: Thi công lớp lót chống thấm

Pha trộn vữa có pha thêm Sika Latex để thi công một lớp vữa tạo độ dốc trên bề mặt sàn nhà vệ sinh, làm phẳng bề mặt. Đợi lớp vữa khô cứng hoàn toàn trước khi thực hiện việc chống thấm chính.

Bước 5: Thực hiện chống thấm cho bề mặt sàn nhà vệ sinh

Sử dụng hỗn hợp vữa chống thấm chất lượng chuyên dụng như SikaTop 107 Seal VN để thực hiện chống thấm. Sản phẩm chống thấm gốc xi măng polymer được ưa chuộng hiện nay, gồm 2 thành phần với phương pháp pha trộn đơn giản và dễ thi công.

Trước khi công chống thấm, dùng bình phun nước phun ẩm bề mặt sàn để sàn hút ẩm bão hoà, sau đó dùng cọ quét một lớp chống thấm SikaTop Seal đã trộn lên bề mặt sàn. Đợi cho bề mặt lớp thứ nhất khô hoàn toàn trong 2 giờ và sau đó tiếp tục thi công một lớp tiếc tục tương tự lên trên bề mặt. Đảm bảo thi công tối thiểu 2 lớp SikaTop Seal.

Bước 6: Kiểm tra và hoàn thiện

Sau khi thi công, cần bảo dưỡng lớp chống thấm ít nhất 3 ngày trước khi muốn tiến hành kiểm tra chảy nước, đảm bảo khả năng chống thấm được như mong đợi.

Cuối cùng hoàn thiện bề mặt bằng việc lát gạch.

3.2. Chống thấm nhà vệ sinh bằng Maxbond 1211
Maxbond 1211 tương tự cũng là một sản phẩm gốc xi măng polymer 2 thành phần với những ưu điểm như khả năng bám dính và đàn hồi tốt.

Quy trình thi công chống thấm với Maxbond 1211:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Làm sạch bụi trên bề mặt sàn nhà vệ sinh, sửa chữa, khắc phục các vết nứt và lỗ hổng bằng vữa chuyên dụng trước khi thi công, làm ẩm bề mặt bằng bình phun nước để ngăn sự hút nước nhanh chóng của bề mặt sàn.

Bước 2: Pha trộn sản phẩm

Pha trộn 2 thành phần của Maxbond 1211 trong một thùng trộn sạch theo tỷ lệ hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.

Dùng máy trộn cầm tay có gắn cần trộn để trộn đều hỗn hợp.

Bước 3: Thi công chống thấm

Sử dụng cọ để quét lớp chống thấm từ hỗn hợp đã trộn đều tay lên trên bề mặt. Thi công lớp tiếp theo vuông góc với lớp thứ nhất sau khi lớp thứ nhất đã khô từ 4 - 6 tiếng. Luôn thi công tối thiểu 2 lớp.

Bước 4: Kiểm tra và hoàn thiện

Sau khi lớp chống thấm khô hoàn toàn, nên kiểm tra lại toàn bộ bề mặt để đảm bảo không có vết nứt hoặc lỗ hổng. Cuối cùng thực hiện lát gạch cho sàn nhà vệ sinh.

3.3. Chống thấm nhà vệ sinh bằng Kova
Chống thấm nhà vệ sinh bằng Kova là một phương pháp được nhiều người tin dùng nhờ những ưu điểm nổi bật của sản phẩm.

Khả năng ngăn chặn thấm dột hiệu quả: Kova, đặc biệt là Kova CT-11A, tạo thành lớp màng liên kết chặt chẽ, ngăn chặn nước thấm qua bề mặt tường, sàn, trần nhà vệ sinh. Đặc biệt khả năng chống thấm 2 chiều cả bên trong lẫn bên ngoài. Điều này rất quan trọng với nhà vệ sinh, nơi thường xuyên tiếp xúc với nước từ nhiều nguồn khác nhau (vòi sen, bồn cầu,v.v.)
Khả năng chống nấm mốc: Kova giúp ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc trên sàn và tường nhà vệ sinh, giữ không gian nhà vệ sinh luôn sạch sẽ.
Độ bền và tuổi thọ cao: Kova có khả năng chống mài mòn, tác động của hoá chất (các chất tẩy rửa) và môi trường ẩm ướt trong nhà vệ sinh. Điều này đảm bảo khả năng chống thấm lâu dài, ít bị hư hỏng, giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa và bảo trì.
Dễ thi công và an toàn với môi trường: sản phẩm Kova có thể thi công bằng cọ, con lăn hoặc máy phun, phù hợp cho cả thợ chuyên nghiệp và người tự thi công, điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công. Kova có khả năng bám dính tốt trên nhiều bề mặt khác nhau như bê tông, vữa, gạch, …Sản phẩm Kova, đặc biệt là Kova CT-11A, được làm từ nguyên liệu an toàn, không chứa hóa chất độc hại, bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn cho người dùng.
Quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng Kova

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ

Sản phẩm Kova: Kova CT-11A, đây là sản phẩm chuyên dụng cho chống thấm, đặc biệt hiệu quả cho các khu vực ẩm ướt như nhà vệ sinh.

Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu phụ trợ: Cọ quét, ru lô hoặc máy phun (tùy điều kiện thi công), thùng trộn, máy hút bụi hoặc chổi quét, keo trám khe nứt (nếu có vết nứt), xi măng (để trộn với Kova CT-11A)

Bước 2: Chuẩn bị bề mặt

Cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt bụi bẩn, xi măng thừa và các tạp chất khác trên bề mặt. Có thể dùng máy mài hoặc bàn chải sắt để làm sạch. Sau đó, sử dụng máy hút bụi hoặc chổi quét để làm sạch triệt để bụi bẩn.

Kiểm tra kỹ lưỡng bề mặt để phát hiện các vết nứt, nếu có vết nứt, cần sử dụng keo chuyên dụng để trám sửa chữa, đảm bảo keo được trám đầy đủ và chắc chắn.

Tạo độ ẩm cho bề mặt: trước khi thi công Kova, cần làm ẩm bề mặt bằng nước sạch. Điều này giúp bão hoà tính hút ẩm mạnh của bề mặt bê tông hay vữa, giúp Kova bám dính tốt hơn. Tuy nhiên, tránh bề mặt quá ướt, chỉ cần làm đủ ẩm bằng bình phun nước cầm tay.

Bước 3: Pha trộn Kova CT-11A

Trộn Kova CT-11A với xi măng theo tỷ lệ hướng dẫn trên bao bì (thường là 1:1 hoặc 1:1.5 theo khối lượng)

Cho xi măng vào thùng trộn trước. Sau đó cho từ từ Kova CT-11A vào và khuấy đều bằng máy trộn cho đến khi hỗn hợp đồng nhất không bị vón cục. Nên trộn đủ lượng vừa dùng trong khoảng 1 giờ, tránh để hỗn hợp bị đông cứng.

Bước 4: Thi công chống thấm

Thi công hỗn hợp đã trộn bằng cọ quét, con lăn hoặc máy phun lên bề mặt. Quét đều tay đảm bảo độ phủ kín toàn bộ bề mặt, đặc biệt là góc cạnh, chân tường và khu vực cổ ống. Thi công lớp thứ 2 sau 6 tiếng để lớp thứ nhất khô lại, thi công vuông góc với lớp thứ nhất. Luôn thi công tối thiểu 2 lớp.

Bước 5: Kiểm tra và hoàn thiện

Cần đảm bảo lớp chống thấm khô hoàn toàn trong ít nhất 24 giờ sau thi công, sau đó nên cán một lớp vữa xi măng lên trên để bảo vệ lớp chống thấm khỏi tác động của cơ học và tạo bề mặt phẳng để lát gạch hoàn thiện.

4. Một số lưu ý trước khi thực hiện chống thấm nhà vệ sinh
4.1. Thực hiện chống thấm từ đầu khi xây dựng
Nên thực hiện quy trình chống thấm nhà vệ sinh khi lên kế hoạch xây dựng nhà vệ sinh. Bởi chống thấm ngay từ giai đoạn xây dựng sẽ giúp bảo vệ công trình tránh khỏi tình trạng thấm dột và làm tăng tuổi thọ công trình, tiết kiệm được chi phí sửa chữa phức tạp sau này.

4.2. Khảo sát và đánh giá hiện trạng nhà vệ sinh
Cần xác định nguyên nhân gây thấm: nếu nhà về sinh đã bị thấm trước đó, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân bị thấm từ đâu như nứt tường hở cổ ống, thấm từ sàn trên. Việc này giúp lựa chọn phương pháp chống thấm phù hợp.

Xác định vị trí cần chống thấm: thông thường, cần thực hiện chống thấm toàn bộ sàn nhà vệ sinh và chân tường (cao khoảng 20 - 30 cm), các góc tường, cổ ống xuyên sàn và tường.

4.3. Cần chuẩn bị bề mặt đạt chuẩn trước khi thực hiện chống thấm
Đây là bước cực kỳ quan trọng quyết định tới 80% hiệu quả chống thấm. Bề mặt luôn cần được vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn, xi măng dư thừa, rêu mốc bằng bàn chải sắt và chất tẩy rửa chuyên dụng.

Bề mặt cần được làm phẳng, đảm bảo không có hốc hác, lồi lõm. Xử lý các vết nứt (nếu có) bằng keo hoặc vữa chống thấm chuyên dụng.

Xử lý cổ ống xuyên sàn/tường: Đây là vị trí dễ bị thấm ẩm, cần bảo đảm cổ ống được cố định chắc chắn, trám kín khe hở giữa ống và bê tông bằng vật liệu chống thấm chuyên dụng như vữa rót chống co ngót kết hợp với thanh trương nở.

Quý khách có nhu cầu mua sản phẩm hoặc cần tư vấn báo giá vui lòng liên hệ Thế Hưng hoặc qua hotline: 028 3927 4649